Tìm kiếm "ba"

Chú thích

  1. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  2. Chuyện vãn
    Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
  3. Tứ bề
    Bốn bề, xung quanh.
  4. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  5. Dân gian nói cây bần toàn giống đực là bởi loài cây này luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là "cặc bần." Cũng theo đó, dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long còn truyền tụng câu đối:

    Nước chảy cặc bần run bây bẩy
    Gió đưa dái mít giãy tê tê

    Câu đố còn có ý chơi chữ, "bần" cũng có nghĩa là nghèo túng.

  6. Lý qua cầu
    Tên một điệu lý (một thể loại dân ca) rất phổ biến ở Nam Bộ. Đây chính là bài lý được nhắc đến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Bế Kiến Quốc, đã được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hát Ngẫu hứng lý qua cầu.

    Nghe ca sĩ Hương Lan trình bày một bản Lý qua cầu.

  7. Ninh Quới
    Một xã nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
  8. Tày
    Bằng (từ cổ).
  9. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  10. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  11. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Bầu dục
    Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.

    Bầu dục lợn được chế biến thành món xào

    Bầu dục lợn xào

  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Bấc
    Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  15. Đồng bấc
    Tiền để mua bấc thắp đèn.
  16. Đồng quà
    Tiền để mua quà bánh.
  17. Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ
    Việc cần làm thì không nhớ, chỉ nhớ chuyện quà bánh; không quan tâm việc quan trọng, lại để ý việc nhỏ nhặt.
  18. Bạch Đằng
    Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...

    Mô hình miêu tả trận Bạch Đằng năm 938

    Mô hình trận Bạch Đằng năm 938

  19. Hà Nam
    Tên một tổng nay thuộc địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, xưa kia là một bãi bồi ở cửa sông Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng thời nhà Trần, thuyền giặc bị vướng cọc nhọn ở bãi ngầm dưới sông, một số hoảng loạn bỏ thuyền lên bờ tháo chạy. Quân ta trên bờ phục sẵn cùng quân thủy đuổi theo truy kích, tiêu diệt nốt tại bãi sông này.
  20. Lâm tuyền kỳ ngộ
    Tên dân gian là Bạch Viên - Tôn Các, một truyện thơ khuyết danh phổ biến ở Nam Bộ ngày trước. Truyện kể về hai nhân vật chính là Bạch Viên (con vượn cái lông trắng) và chàng học trò Tôn Các. Nhờ phép thuật của Phật, Bạch Viên cởi bỏ lốt vượn, hóa thành thiếu nữ xinh đẹp, kết duyên cùng Tôn Các, sinh được hai con trai. Nhưng Bạch viên phải tuân lệnh Thiên đình, mãn số ở trần gian, từ giã chồng con về cõi tiên. Tôn Các ở lại trần gian, đi thi được chấm đậu, vua ban áo mão vinh quy. Sau cùng Ngọc Hoàng thương tình hai người ly biệt nên cho phép Bạch Viên xuống trần lần nữa tái hợp cùng Tôn Các để trọn đạo vợ chồng, sau khi chết lại cùng về thượng giới.

    Truyện thơ này đã được chuyển thể thành vở cải lương Bạch Viên - Tôn Các (xem tại đây).

  21. Bâu
    Cổ áo.
  22. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  23. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  24. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  25. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  26. Ngủ mòm
    Ngủ say, ngủ mê man (từ cổ).
  27. Bẻ bai
    Chê bai, bắt bẻ (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Bánh ít lá gai
    Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.

    Lá gai

    Lá gai

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít lá gai

  29. Bảng treo giữa chợ
    Ngày xưa các thông báo thường được viết giấy dán lên tấm bảng gỗ treo giữa chợ cho mọi người dễ nhìn thấy.