Khó than, khó thở, khó phân trần
Tóc không xe mà rối, ruột không dần mà đau
Tìm kiếm "trằn trọc"
-
-
Lọ đầu thì bán
-
Lang đuôi thì bán
-
Ù à ù ập
Ù à ù ập
Nước chảy tràn ngập
Cả vũng chân trâu
Chị đỏ đi đâu?
Đi cày đi cấy
Bắt được con bấy
Đem về nấu canh
Băm tỏi băm hành
Xương sông lá lốt
Băm cho đầy thớt
Nấu cho đầy nồi
Đặt lên vừa sôi
Bắc xuống vừa chín
Chàng về chàng hỏi
Được mấy bát canh?
Tôi chiềng với anh
Được ba bốn bát
Đừng có xáo xác
Mà xóm giềng nghe
Để ra ăn de
Được ba bốn bữa. -
Chẳng giao tranh cũng đội binh
-
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
-
Chim nhàn xớt cá lên khơi
-
Nhơn trung sâu tợ như đào
Dị bản
Nhân trung sâu tựa như đào
Vang danh thế giới, anh hào ai đương
-
Năm Thìn mười sáu tháng ba
-
Bước sang tháng sáu giá chân
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn … -
Thân em làm lẽ vô duyên
-
Hơn nhau tấm áo manh quần
-
Bể dâu thay đổi mấy lần
-
Câu hò đựng thạp da bò
-
Ngó ra Hòn Lớn ba lần
-
Hiên ngang mà đứng giữa đồng
-
Trên thời Gia Cát cầu phong
-
Hai cô ra tắm một dòng
-
Dù anh văn hoá lớp mười
Dù anh văn hoá lớp mười
Anh chưa ra trận, em thời không yêu
Dù anh sắc sảo, mỹ miều
Nếu không ra trận, không yêu làm chồngDị bản
Dù em nhan sắc tuyệt vời
Em không đánh Mỹ, anh thời không yêu
Dù em duyên dáng, mỹ miều
Nếu không đánh Mỹ, đừng kêu muộn chồng
-
Khao khao giọng thổ tiếng đồng
Dị bản
Chú thích
-
- Lọ
- Nhọ.
-
- Lang
- Có từng đám trắng loang lổ trên da hoặc lông động vật.
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Bấy
- Cua mới lột xác, vỏ còn mềm (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Chiềng
- Trình, trình bày (từ cổ).
-
- Xáo xác
- Xào xạc, lao xao.
-
- Ăn de
- Ăn nhín, ăn dè.
-
- Đèn kéo quân
- Còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo một chiều liên tục không dừng lại.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Nhàn
- Tên chung của một số loài chim biển (nhàn trắng, nhàn hồng...) thường làm tổ và đẻ trứng trên các vách đá ngoài khơi.
-
- Điểu ngư
- Chim và cá (chữ Hán).
-
- Nhân trung
- Phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bão lụt năm Thìn
- Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.
Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.
-
- Giá
- Lạnh buốt.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Bể dâu
- Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
-
- La Hà Thạch Trận
- Tên một thắng cảnh nằm về phía đông thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 5 km về hướng Nam, gồm bốn ngọn núi đá: Cao Cổ, Đá Chẻ, Voi và Hùm. Tên "La Hà Thạch Trận" (trận địa bằng đá ở La Hà) là do Nguyễn Cư Trinh đặt.
-
- Phong trần
- Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Khạp
- Lu lớn ở miền Tây Nam Bộ, cũng gọi là thạp, làm bằng sành, dùng để hứng và đựng nước mưa, hoặc đựng mắm, gạo... Có khạp da bò (bên ngoài màu vàng nâu như da con bò, sờ thấy nhám) và khạp da lươn (thường nhỏ hơn, trơn bóng, màu giống da con lươn).
-
- Hòn Lớn
- Tên chữ là Đại Dự, một hòn đảo lớn nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Phía sau đảo này rất kín gió, nên là nơi che chắn giông bão, tàu thuyền cho người đi biển.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
-
- Gia Cát cầu phong
- Một điển tích được trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nhưng không có thật trong lịch sử. Theo đó, Lưu Bị và Tôn Quyền liên minh với nhau chống lại quân Tào Tháo với danh nghĩa triều đình. Chu Du muốn dùng hỏa công để phá thủy quân của Tào Tháo, nhưng không có gió thuận vì bấy giờ là mùa đông. Cuối cùng trước khi trận Xích Bích diễn ra, Khổng Minh lập đàn cầu gió. Trời liền nổi gió Đông, thuyền của quân Tào bắt lửa cháy rụi.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Khao
- (Giọng nói) không trong, không rõ âm, thường do cổ bị khô.
-
- Thổ đồng
- (Giọng nói) trầm và ngân vang.
-
- Tân toan
- Chua cay, khổ sở.