Nhà anh bất phú bất bần
Có con dao đoản hộ thân tháng ngày
Con dao anh rày
Dài vừa năm tấc
Khi mài đã sắc
Phá lở rú rừng hoang
Cũng biện đủ cỗ cho làng
Cũng no ngày đủ tháng.
Đèn có khêu mới rạng
Ngọc bất trác bất thành
Ngẫm như con dao anh
Nội trần gian không ai có
Nội dưới trời không ai có …
Tìm kiếm "thằng Ngô"
-
-
Cô Tây ở trại Hàng Hoa
-
Đồng ếch đồng ác
Đồng ếch đồng ác
Con đã về đây
Giường chiếu chẳng có
Thiệt thay trăm đường
Ban ngày ếch ở trong hang
Đêm khuya thanh vắng xở xang ra ngoài
Trời cho quan tướng nhà trời
Thắt lưng bó đuốc tìm tôi làm gì
Tìm tôi bắt bỏ vào thời
Tôi kêu ì ộp, chẳng rời tôi ra
Sáng rạng ngày ra
Con dao cái thớt xách mà đem băm
Ba thằng cầm đũa nhăm nhăm
Thằng gắp miếng thịt, thằng nhằm miếng da
Một thằng gắp miếng tù và
Nó thổi phì phà, nó lại khen ngonDị bản
Hồn ếch ta đã về đây
Phải năm khô cạn, ta nay ở bờ
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưa lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngóe con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ sơn son mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bè rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là chú thằng Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào, ơi hỡi đắng cay!
-
Dĩa bàng thang con tôm càng dựng đứng
-
Vè chăn vịt
Thân tôi coi vịt cực khổ vô hồi
Sáng ra ngồi trông trời mau xế như chúa trông hiền thần
Hai cẳng lần lần như Địch Thanh thắng trận
Quần áo chưa kịp bận như Tào Tháo bị vây
Tay cầm cái cây như Tề Thiên cầm thiết bảng
Vịt chạy qua bờ ngăn đón cản như Tiết Nhơn Quý rượt Cáp Tô Văn
Quần bận còn xăn như Uất Trì tắm ngựa
Vịt ăn ngồi dựa bóng tùng như Tần Thúc Bảo lúc bệnh đau
Vịt chạy đuổi lao xao như La Thông tảo Bắc
Tối về nhà đèn chưa tắt như đãi yến công nương
Ngày ra tới đứng ngoài đường, chiều về như Phàn Lê Huê nhập trại. -
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Con chim, cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn về một nỗi tháng Hai
Ðêm ngắn, ngày dài thua thiệt người ta
Buồn về một nỗi tháng Ba
Mưa rầu, nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn về một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn về một nỗi tháng Năm
Chửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêu.
Bước sang tháng Sáu lại đều
Thiên hạ cày cấy râm riu ngoài đồng. -
Con ác là nó nằm đầu hè
-
Vè hoa
Tháng giêng nắng lắm
Nước biển mặn mòi
Vác mai đi xoi
Là bông hoa giếng
Hay bay hay liệng
Là hoa chim chim
Xuống biển mà chìm
Là bông hoa đá
Bầu bạn cùng cá
Là đá san hô … -
Vè chim chóc
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chim chóc
Hay moi hay móc
Vốn thiệt con dơi
Thấy nắng thì phơi
Là con Diệc mốc
Lặn theo mấy gốc
Là chim Thằng Chài
Lông lá thật dài
Là con chim Phướn
Rành cả bốn hướng
Là chim Bồ Câu
Giống lặn thật lâu
Là con Cồng Cộc
Ăn táp sồng sộc
Là con chim Heo … -
Quả gì lắm cạnh nhiều khe?
Quả gì lắm cạnh nhiều khe?
Quả gì nứt nẻ như đe thợ rào?
Quả gì kẻ ước người ao?
Quả gì tốt đẹp như sao trên trời?
Quả gì ăn đủ năm mùi?
Quả gì to lớn có người ở trong?
Quả gì thích chữ chạm rồng?
Quả gì cùi trắng nước trong hỡi nàng?
Quả gì da nó vàng vàng?
Quả gì lăn lóc ở đường cái đi?
Quả gì da nó xù xì?
Quả gì tháng bảy ta thì đem phơi?
Quả gì nhiều ngón nàng ơi?
Quả gì ta để hành ngơi trong nhà?
Quả gì kính mẹ kính cha?
Quả gì làm lễ cưới ta với nàng? … -
Bớ này anh nó ơi
Bớ này anh nó ơi
Số phận em giao phó cho trời xanh
Lấy anh em không lấy, nhưng dạ cũng không đành làm ngơ
Vốn em cũng chẳng bơ thờ
Em đã hằng chọn trong lóng đục, nhưng vẫn còn chờ nợ duyên
Vốn em muốn lấy ông thầy thuốc cho giàu sang, nhưng lại sợ ổng hay gia hay giảm
Em muốn lấy ông thầy pháp cho đảm, nhưng lại sợ ổng hét la ghê gốc
Em muốn lấy chú thợ mộc, nhưng lại sợ chú hay đục khoét rầy rà
Em muốn lấy anh thợ cưa cho thật thà, nhưng lại sợ trên tàn dưới mạt
Em muốn lấy người hạ bạc, nhưng lại sợ mang lưới mang chài
Em muốn lấy anh cuốc đất trồng khoai, nhưng lại sợ ảnh hay đào hay bới
Em cũng muốn chọn anh thợ rèn kết ngỡi, nhưng lại sợ ảnh nói tức nói êm
Bằng lấy anh đặt rượu làm men, thì lại sợ ảnh hay cà riềng cà tỏi … -
Vè đánh Tây
Tượng nghe:
Nước có nguồn, cây có gốc
Huống chi người có da, có tóc
Mà sao không biết chúa, biết cha?
Huống chi người có nóc có gia
Mà sao không biết trung biết hiếu
Hai vai nặng trĩu
Gánh chi bằng gánh cang thường
Một dạ trung lương
Gồng chi bằng gồng xã tắc
Bớ những người tai mắt
Thử xem loại thú cầm:
Trâu ngựa dòng điếc câm
Còn biết đền ơn cho nhà chủ
Muông gà loài gáy sủa
Còn biết đáp nghĩa lại người nuôi … -
Vè xin xâu
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè xin thuế
Mùa màng mất tệ
Buôn bán không ra
Kẻ gần người xa
Cũng nghèo cũng khổ
Hai đồng xâu nọ
Bảy ngày công sưu
Cao đã quá đầu
Kêu đà ngắn cổ
Ở đâu ở đó
Cũng rúc mà ra
Kẻ kéo xuống Tòa
Người nằm trên tỉnh
Đông đà quá đông
Trong tự Hà Đông
Ngoài từ Diên Phước … -
Lang thang đón bạn Truông Mây
Dị bản
Giăng tay đón bạn Truông Mây
Thương ai mà bỏ ngồi đây cho đành
-
Ngồi buồn nói chuyện trên non
-
Bao giờ nước ngọt đường cay
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tùDị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
-
Vừa bằng thằng bé lên ba
-
Trên lợp ngói dưới có hoa
-
Có bún nào ngon hơn bún Chợ Gạo
-
Ngó lên tấm chấn lăn quằn
Chú thích
-
- Bất phú bất bần
- Không giàu không nghèo.
-
- Đoản
- Ngắn
-
- Rú rừng
- Rừng núi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Biện
- Lo liệu, chuẩn bị.
-
- Cỗ
- Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
- Ngọc không mài giũa thì không thành món đồ (trang sức), người không học thì không hiểu lí lẽ. Đây là một câu trong Lễ Ký, một trong Ngũ Kinh.
-
- Ngọc Hà
- Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Xở xang
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xở xang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thời
- Cái giỏ cá (phương ngữ).
-
- Tù và
- Dạ dày ếch, hay được chế biến thành các món ăn.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Dĩa bàng thang
- Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Tôm he
- Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...
-
- Ban cua lưỡi trắng
- Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Hiền thần
- Người bầy tôi giỏi (trong xã hội phong kiến).
-
- Địch Thanh
- Một danh tướng của nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Tiết Nhơn Quý
- Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.
Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.
-
- Cáp Tô Văn
- Tướng tài của nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay). Theo chuyện ghi trong bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông sau được dựng thành tuồng và cải lương ở nước ta, trong chuyến xuất đại binh chinh phạt của vua Trung Quốc đời Đường là Đường Thái Tông, Cáp Tô Văn đánh bại tất thảy các tướng nhà Đường nhưng cuối cùng thua dưới tay Tiết Nhơn Quý, chặt đầu mình tự vẫn.
-
- Uất Trì Cung
- Một danh tướng thời Đường bên Trung Hoa. Ông họ Uất Trì tên Cung, tên chữ là Kính Đức, nổi tiếng có sức mạnh phi thường, phò tá vua Đường Thái Tông rất trung thành. Hình tượng Uất Trì Cung trong quan niệm dân gian Trung Hoa là một viên tướng mặt đen như than, cùng với Tần Quỳnh (mặt vàng) là hai vị thần giữ cửa (môn thần) trong tín ngưỡng truyền thống.
-
- Tần Thúc Bảo
- Danh tướng nhà Đường dưới thời Đường Thái Tông, là một trong những khai quốc công thần của nhà Đường, được dân gian tôn làm Môn Thần (thần giữ cửa) và được tiểu thuyết hoá trong nhiều tác phẩm văn học và sân khấu-điện ảnh.
-
- La Thông
- Một danh tướng đời Đường trong tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc La Thông tảo Bắc kể việc La Thông kéo quân lên cứu Đường Thái Tông bị vây khốn ở Bắc Phiên. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành một vở cải lương cùng tên (còn có tên khác là "Công chúa Đồ Lư"), được nhân dân ta, đặc biệt là người miền trong, ưa chuộng. Nhân vật La Thông cũng được nhắc đến trong các vở tuồng cổ Tiết Nhơn Quý chinh Đông và Tiết Đinh San chinh Tây.
-
- Phàn Lê Huê
- Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Tréo que tréo quảy
- Tréo ngoe tréo ngoảy - ngược đời (phương ngữ miền Trung).
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Ngoi nam
- Mua thưa, nhỏ hạt trong mùa hè, trước khi có gió Lào thổi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Xoi
- Đào, xới, làm cho thông, cho thoáng.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Chim chim
- Loại cây như dú dẻ, hoa thơm, trái hình rẻ quạt như nhánh chuối, nhưng rất nhỏ, hạt to, khi chín màu đỏ, ăn có vị ngọt.
-
- Sen đá
- Cũng gọi là cây hoa đá, một loại cây cây thân cỏ, nhiều nước, xanh quanh năm, thường được trồng làm cảnh. Phần lá phía trên dày, xếp thành hình tròn giống như hoa sen.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Phướn
- Còn gọi là phượng hoàng đất, một loài chim có đuôi rất dài.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Cú mèo
- Một loài cú có mắt giống mắt mèo nên có tên vậy. Loài này cũng có tên là cú lợn vì có tiếng kêu giống tiếng lợn. Theo tín ngưỡng dân gian, cú mèo mang lại điềm xui xẻo.
-
- Đe
- Khối sắt hoặc thép dùng làm bệ để đặt kim loại lên trên mà đập bằng búa.
-
- Thợ rào
- Thợ rèn.
-
- Thích
- Dùng mũi nhọn châm vào vật gì để khắc, rồi bôi mực cho nổi hình lên.
-
- Chạm
- Khắc, đục lên bề mặt vật rắn (gỗ, đá, kim loại, v.v...) để tạo những đường nét, hình khối mang tính nghệ thuật.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Hành ngơi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hành ngơi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bơ thờ
- Thẫn thờ và ngơ ngẩn vì không ổn định trong lòng.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Thầy pháp
- Thầy phù thủy, theo tín ngưỡng dân gian được cho là có pháp thuật, trừ được tà ma quỷ quái.
-
- Hạ bạc
- Nghề bắt cá. Trong xã hội cũ, đây là một nghề bị coi thường, khinh rẻ.
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Trung lương
- Trung chính và lương thiện.
-
- Xã tắc
- Đất nước (xã là đất, tắc là một loại lúa).
-
- Sưu thuế
- Sưu (hay xâu) là số ngày người dân phải tham gia lao động công ích, nhưng cho phép nộp bằng tiền để thuê người làm thay; thuế là số tiền (hoặc hiện vật) người dân phải nộp cho chính quyền.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Diên Phước
- Tên một huyện ở phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngày trước (nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
-
- Truông Mây
- Một địa danh của tỉnh Bình Định, ngày nay thuộc địa phận xóm Ba, thôn Phú Thuận, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân. Đây là nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ 18 do chàng Lía khởi xướng. Có tên gọi như vậy vì nơi đây trước kia là một cái truông có nhiều mây rừng mọc dày.
-
- Thầy
- Cách gọi học trò ở một số vùng của Trung và Nam Bộ trước đây.
-
- Chuyện bao đồng
- Chuyện linh tinh, không có liên quan đến việc chính cần làm hoặc điều cần bàn đến.
-
- Con cón
- Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Tấm chấn
- Bức thêu Tứ linh trong phong tục thờ cúng Nam Bộ. Theo truyền thống Nam Bộ, trong việc thờ cúng, nhà có ba gian, mỗi gian đặt một bàn thờ. Trước mỗi bàn thờ có tấm vi môn (hai lá màn buông gần tới đất). Khi làm lễ, màn này được vén ra, buộc vào hai cột hai bên. Trên đầu mỗi tấm vi môn là một tấm chấn.