Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Ăn đều tiêu sòng
-
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy, người ba lần ngẫm nghĩ mới nói
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Người ba lần ngẫm nghĩ mới nói. -
Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
-
Ăn mày đánh đổ cầu ao
-
Ăn lấy đời chơi lấy thời
-
Ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên mép
Dị bản
Ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên môi
-
Lên rừng đốt một đống rơm
-
Ăn bốc đái đứng
-
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng
Dị bản
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng,
Ăn nhiều nhiều bà Kiều bẻ cổ
-
Anh dạo chơi mười tám nước chư hầu
-
Ăn cơm gà gáy, cất binh nửa ngày
-
Ăn có chỗ, đỗ có nơi
Dị bản
Ăn có sở, ở có nơi
-
Ăn cơm bảy phủ
-
Cấn cá hơn lá rau
Dị bản
Vảy cá còn hơn lá rau
Cứt cá còn hơn lá rau
-
Cái cò là cái cò kì
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bày ra
Củ từ khoai nước cùng là cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào
Chả này bà bán làm sao?
Ba đồng một gắp lẽ nào không mua
Nói dối rằng mua cho chồng
Đến giữa quãng đồng ngả nón ra ăn
Ăn rồi xúc miệng xỉa răng
Về nhà đau quặn đau quăn dạ này
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này những chả cùng nem
Cô nàng nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ?Dị bản
Con cò là con cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Về sau lấy cháu ông đồ
Thầy mẹ thách cưới ba bồ khoai lang
Một bồ thì để phần làng
Hai bồ thì để họ hàng ăn cheo.
-
Bực mình chẳng muốn nói ra
-
Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vược lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi.Dị bản
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vược lội xuôi
Anh với em xa cách ngậm ngùi
Mong cho gặp mặt xác vùi cũng ưng
-
Nhà giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn
Nhà giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn
-
Trèo lên cây ổi Hội An
Chú thích
-
- Ăn đều tiêu sòng
- Ăn, tiêu (nhất là ăn chung, làm chung) công bằng, sòng phẳng, rành mạch.
-
- Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
- Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Ăn mày đánh đổ cầu ao
- Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Ăn lấy đời chơi lấy thời
- Ăn thì lấy đời sống làm giới hạn, nghĩa là người ta phải ăn suốt đời, đến bao giờ chết mới thôi; còn chơi thì lấy thời gian làm giới hạn, nghĩa là người ta chơi thì tùy lúc, tùy thời, không thể lúc nào cũng chơi được.
-
- Ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên mép
- Ham cái lợi nhỏ trước mắt mà bỏ mất cái lợi ích quan trọng.
-
- Ăn ong
- Khai thác mật, sáp và nhộng ong bằng cách đốt bùi nhùi hun khói cho ong bay ra rồi cắt lấy tổ ong. Ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là vùng rừng Cà Mau, có những người làm nghề ăn ong, gọi là "thợ ăn ong." Đọc thêm: Mùa ăn ong.
-
- Ăn bốc đái đứng
- Kẻ thô tục.
-
- Ăn khín
- Ăn nhờ, ăn chực.
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ăn cơm gà gáy, cất binh nửa ngày
- Hành sự chậm chạp (ăn cơm từ lúc gà gáy nhưng đến giữa trưa mới cất binh ra trận).
-
- Ăn có chỗ, đỗ có nơi
- Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
-
- Ăn cơm bảy phủ
- Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Cấn
- Phần vụn dính nồi kho cá, nấu cá.
-
- Cỗ
- Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.
-
- Cá buôi
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
-
- Cá vược
- Một loại cá sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ. Ở nước ta, cá vược phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam và được đánh giá có giá trị kinh tế cao, đã được thuần hóa để nuôi cả trong điều kiện nước mặn và nước ngọt.
-
- Bến Thuận An
- Bến cảng nằm bên cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông Bắc, là nơi sông Hương chảy qua phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông. Trước đây cửa biển này có tên cửa Eo, cửa Nộn. Tên Thuận An là do vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đặt cho, còn vua Thiệu Trị thì liệt Thuận An là một trong hai mươi thắng cảnh của kinh thành Huế. Vào ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, nơi đây có lễ hội truyền thống gọi là lễ Cầu Ngư, có hàng ngàn người tham dự.
-
- Theo giáo sư Bửu Cầm, đây là câu hò được cụ Thúc Giạ Ưng Bình sáng tác, nói về cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại của vua Duy Tân năm 1916. Xem thêm tại đây.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.