Tìm kiếm "roi điện"
-
-
Buồn riêng rồi lại tủi thầm
Buồn riêng rồi lại tủi thầm
Một duyên, hai nợ, ba lầm lấy anh -
Chê chồng rồi lại chồng chê
Chê chồng rồi lại chồng chê
Tôi ăn cho béo tôi về nhà tôi -
Buồn hư rồi lại buồn hao
-
Thương ai rồi lại nhớ ai
-
Vay tháng rồi lại vay ngày
-
Rạch giời rơi xuống
Rạch giời rơi xuống
-
Thừa quan rồi mới đến dân
-
Anh giơ roi đánh thiếp sao đành
Anh giơ roi đánh thiếp sao đành
Nhớ khi đói khổ, rách lành có nhau. -
Nước lớn rồi lại nước ròng
-
Ăn no rồi lại nằm khoèo
-
Biết nhau rồi bỏ nhau ư
Biết nhau rồi bỏ nhau ư?
Sao xưa anh nói ngọt như là đường -
Chỉ tơ rối ở trong cuồn
-
Chỉ tơ rối rắm trong cuồng
Chỉ tơ rối rắm trong cuồng
Rối thì gỡ rối, em buồn việc chi? -
Nước ròng rồi nước đi xa
Nước ròng rồi nước đi xa
Chèo mau anh đợi, thuyền ta cùng về -
Em chết rồi, anh lên làng xin quàn nửa tháng
Em chết rồi, anh lên làng xin quàn nửa tháng
Nghĩ tình lang, để nán lại ba hôm -
Khi khen rồi lại khi chê
-
Ăn mặn rồi lại ăn chay
-
Anh thác rồi được chữ hiển vinh
-
Nước lên rồi nước lại dừng
Chú thích
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Chơi hụi
- Còn gọi là chơi biêu hoặc chơi huê tùy địa phương, một hình thức huy động vốn trong dân gian. Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ gọi là chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi gọi là con hụi. Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (hoặc tài sản) của con hụi. Sau mỗi kì hạn (thường là một tháng), một thành viên được lấy hết số tiền đó, gọi là hốt hụi. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã hốt hụi. Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Sãi đò
- Người chèo đò.
-
- Nước lớn
- Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Chèo
- Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Guồng
- Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Nhún trề
- Khinh ghét ra mặt (nhún vai để tỏ ý không vừa lòng, trề môi để thể hiện sự khinh bỉ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Vinh hiển
- Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).