Tay em cầm tấm lụa
Đem đến cậu thợ may
May cái quần cho đậu thước ba
Của em là của đàn bà
Đo răng cắt nấy, chớ có tây tà của em
– Thợ tôi không có thói tây tà
Dẫu ai có thiếu năm ba tấc, cũng lấy của nhà đâm vô!
Tìm kiếm "răng rứa"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Mặt trời tang tảng rạng đông
Mặt trời tang tảng rạng đông
Chàng ơi trở dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kỹ được mùa có khi -
Chàng ràng như cá quanh nơm
-
Chớ nghe thiên hạ nói chơi
-
Buổi xuân xanh thiếp chẳng gặp chàng
Dị bản
-
Mình chả lấy ta rồi ra mình thiệt
-
Đồ ăn mỗi vật mỗi ngon
-
Răng đen sì giống Huế
-
Mẹ em cấm đoán em chi
-
Canh đã thâu, trống trên lầu dục thúc
-
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván, chạm chữ bộ vàng
Thân anh đi làm mướn mà bịt cái răng vàng thiệt khó coi không -
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Ra về cầm quạt che trăng
-
Công anh đốn ráng thả đìa
-
Ngó lên đầu tóc em tròn
Ngó lên đầu tóc em tròn
Hàm răng em trắng, miệng cười giòn, anh mê. -
Sáng ra đi chợ anh mua chục li lớn, chục li nhỏ
-
Ra đi cầm quạt che trăng
-
Ráng mỡ gà ai có nhà thì chống
-
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa
Ráng vàng thì gió
Ráng đỏ thì mưa -
Trăng lên đến đó rồi tề
Chú thích
-
- Đậu
- Đủ, đúng.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tây tà
- Có ý riêng tư (tây) và không ngay thẳng (tà).
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Rạng
- Hoa mắt (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng chừ
- Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Xuân xanh
- Tuổi trẻ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thâu
- Từ đầu đến cuối.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ráng
- Một loài dương xỉ lớn thường mọc thành bụi ở bờ kinh rạch, trong các rừng ngập mặn. Chồi, bẹ và lá ráng non được chế biến thành các món luộc hoặc xào. Cọng lá khô thì cứng và lâu mục nên được dùng bó chổi, làm chà thả xuống ao đầm nuôi cá. Thân lá được dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cá cựu
- Cá sống lâu năm trong vùng đất ngập nước hoặc ở lâu trong đìa liên tiếp mấy năm không tát.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Rỡ ràng
- Sáng ngời, rạng rỡ.
-
- Mồ
- Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ráng mỡ gà có nhà thì chống
- Khi bầu trời xuất hiện ráng màu mỡ gà thì có thể có bão lụt.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).