Xin trời đừng nắng chớ mưa,
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi.
Tìm kiếm "mưa ngâu"
-
-
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao hoa cúc lại muộn tuần thu sang?
– Vì hoa tham lấy sắc vàng
Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu -
Bán tóc mua lược
Bán tóc mua lược
-
Mưa rừng cọ, gió rừng thông
-
Bà bóng đánh trống chầu mời
-
Nhởn nhơ như con đĩ đánh bồng
-
Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau
-
Mây lên ngàn nước tràn xuống bể
-
Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc
-
Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
-
Được năm trước ước năm sau
Được năm trước ước năm sau
-
Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc
Nắng sớm thì đi trồng cà,
Mưa sớm ở nhà phơi thóc. -
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
-
Ngọn núi Truồi vừa cao vừa dựng
-
Chơi Xuân ta phải chơi mau
Chơi Xuân ta phải chơi mau
Xuân xanh em khác chi mầu hoa non
Chẳng chơi xuân cũng hao mòn
Xuân kia phai nhạt duyên còn được chăng. -
Mưa từ bên núi Mồng Ga
-
Chừng nào thằng ngốc làm vua
-
Đôi ta mưa ướt áo rồi
Đôi ta mưa ướt áo rồi,
Kiếm nơi đỏ lửa vô ngồi hơ chungDị bản
Đôi ta mưa ướt áo rồi,
Kiếm nơi đốt lửa vô ngồi hơ nhau
-
Công cấy công bỏ, công làm cỏ công ăn
-
Trời còn khi nắng khi mưa
Trời còn khi nắng khi mưa
Ngày còn khi sớm khi trưa nữa ngườiDị bản
Trời có khi nắng khi mưa
Người cũng khi sớm khi trưa thất thường
Chú thích
-
- Mưa rừng cọ, gió rừng thông
- Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Múa bông
- Cũng gọi là múa bài bông, một cách múa trong lễ lên đồng, trong đó người múa (con hát) đeo trên vai hai ngọn đèn làm hình hoa sen thắp lên rồi vừa múa vừa tiến lui ngang dọc.
Một thằng đầu trọc ngồi khua mõ
Hai ả tròn xoe đứng múa bông
(Ông sư và mấy ả lên đồng - Tú Xương)
-
- Tâu rỗi
- Tâu gởi mà cứu ai, hoặc cho ai khỏi chết. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Con đĩ đánh bồng
- Cũng gọi là múa bồng, một trong những điệu múa cổ nhất của Thăng Long xưa, do đàn ông giả gái biểu diễn. Người múa vừa dùng hai tay đánh vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo vừa phải thể hiện sự lẳng lơ, ve vãn những thanh niên rước kiệu nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Điệu múa này nay vẫn được biểu diễn trong các lễ hội cổ truyền.
Xem một điệu múa bồng trên YouTube.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Độc Tôn
- Một dãy núi gồm khoảng 8-9 đỉnh núi, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài đỉnh cao nhất là Hàm Lợn (còn có tên là Chân Chim, cao 500m, được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội"), dãy Độc Tôn còn có các đỉnh Thanh Lanh, Bà Tượng, Lục Dinh... đều là những đỉnh núi cao và hiểm trở.
-
- Sóc Sơn
- Tên một huyện và cũng là tên một ngọn núi (còn gọi là núi Sóc, núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh) ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây là nơi sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi áo giáp, bỏ lại roi và cùng ngựa sắt bay về trời. Núi Sóc trước kia thuộc địa phận Vĩnh Phúc, từ 1976 thuộc Hà Nội.
-
- Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
- Cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng được mua.
-
- Núi Truồi
- Tên một ngọn núi thuộc dãy Bạch Mã, một dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Mồng Ga
- Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Phúc Đậu
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
-
- Câu này nói về vua Bảo Đại. Tên chữ Hán của Bảo Đại là 保大, trong đó chữ 保 có thể chiết thành 人 (nhân - người) và 呆 (ngốc). 保大 vì thế trở thành 人保大, có thể diễn dịch nôm na là "người rất ngu ngốc."
-
- Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
- Công cày cấy không có ý nghĩ quyết định bằng công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tỉa cành v.v.).