Tìm kiếm "con sa con dạ"

Chú thích

  1. Trâu quá sá là trâu già không còn thích hợp với việc cày bừa nữa; mạ quá thì nghĩa là mạ già quá lứa, nếu cấy sẽ cho năng suất kém.
  2. Nghĩa là chim rơi, cá lặn. Ý này đầu tiên được Trang Tử nói đến. Trang Từ là người đời Chiến Quốc ở Trung Quốc, học thức rất uyên bác. Trong sách Nam hoa kinh, ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy thì lặn vào hang sâu, chim thấy thì bay lên cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối: Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" (chim rơi cá chìm) để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

    Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

    Mặn mà chìm cá rơi chim
    (Hoa Tiên)

    Hay:

    Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
    Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa

    (Cung oán ngâm khúc)

    Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.

  3. Con sa là con sẩy thai hoặc đẻ non nên chết. Đẻ non hoặc sẩy thai hại sức khoẻ người mẹ gấp mấy lần sinh đẻ mẹ tròn con vuông.
  4. U
    Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
  5. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  6. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  7. Có bản chép: rốc đực. Rốc trong tiếng địa phương Nam Định, Thái Bình nghĩa là cua.
  8. Thõng
    Như cái chĩnh, miệng hẹp, kích cỡ không lớn lắm.
  9. Dạ
    Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
  10. Có bản chép: Tôi.
  11. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  12. Ngưu
    Con trâu (từ Hán Việt).
  13. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  14. Con ngựa (từ Hán Việt).
  15. Cựa
    Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.

    Cựa gà

    Cựa gà

  16. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  17. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  18. Ngày xưa cái giường của người nhà quê là loại giường chõng đóng bằng tre già, lâu ngày bị xiêu lỏng, đụng vào kêu cót két, giống như tiếng chuột kêu chút chít.