Chùa Cao ba mươi sáu pho tượng bụt ngồi
Trước dâng hương lễ Phật sau thỉnh một hồi chuông thanh
Tìm kiếm "Chúa Then"
-
-
Con vua, vua dấu, con chúa, chúa yêu
Con vua, vua dấu, con chúa, chúa yêu
-
Con ai đem bỏ chùa này
-
Sư đi chùa mốc sân rêu
-
Sự này chỉ tại Bà Chè
-
Tưởng là chùa rách Phật vàng
Tưởng là chùa rách Phật vàng
Hay đâu chùa rách chứa đàn quỷ ma -
Búp sen lai láng giữa hồ
-
Ngó ra Hòn Dứa, Hòn Than
-
Tuy rằng ăn ở chùa này
Tuy rằng ăn ở chùa này
Tiền lưng bị gạo cúng thầy chùa kia -
Trên chùa có tiểu mười ba
Trên chùa có tiểu mười ba,
Sư ông mười bốn, vãi già mười lăm,
Muốn cho một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.Dị bản
Nay mười tư, mai lại mưởi rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chủa
Lên chùa thấy tiểu mười ba,
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm,
Mong sao một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.
-
Ngó ra Hòn Dứa, Hòn Chùa
Ngó ra Hòn Dứa, Hòn Chùa
Anh đi đánh cá không chừa một con -
Chuông vàng gác cửa tam quan
-
Xay lúa, xay lúa
-
Ngày đi trúc chửa mọc măng
-
Buồn về một tiết tháng giêng
Buồn về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Buồn về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Buồn về một tiết tháng ba
Con mắt la đà trong dạ tương tư
Buồn về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn
Buồn về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu
Buồn về tiết tháng sáu này
Chồng cày vợ cấy chân chim đầy đồng
Bấy giờ công lại hoàn côngDị bản
Buôn bấc rồi lại buôn dầu
Buôn nhiễu đội đầu, buôn nhẫn lồng tay
Sầu về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Sầu về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Sầu về một tiết tháng ba
Mưa héo ruộng cà nắng cháy ruộng dưa
Sầu về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ăn
Sầu về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy sang canh
-
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây HồDị bản
-
Rồng xanh lấy vợ rồng vàng
-
Lẫm vàng chùa Cóc, lẫm thóc Đô Quan
-
Con vua thì lại làm vua
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa -
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền
Chú thích
-
- Chùa Nhiễu Long
- Tên dân gian là chùa Cao, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây một ngôi chùa lớn nhất huyện Hương Sơn.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Đặng Thị Huệ
- Vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng. Bà là một giai nhân tuyệt sắc bậc nhất của phủ chúa Trịnh. Được chúa Trịnh Sâm sủng ái và yêu chiều, bà tham gia vào chính sự, rất lộng hành, làm nhiều việc càn rỡ gây nên nhiều biến động trong triều đình.
Thuở hàn vi Đặng Thị Huệ làm nghề hái chè, nên dân gian gọi là bà Chúa Chè.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Nghè
- Một hình thức của đền miếu. Nghè có thể là nơi thờ thành hoàng ở làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ ở một thôn nhằm thuận tiện cho dân sở tại trong sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính của làng xã khó đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật.
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)
-
- Hòn Dứa
- Một hòn đảo nhỏ thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Xung quanh đảo có gành đá rạng lô nhô trên mặt nước, một số chìm khuất nên thuyền bè không thể cập bến được. Phía nam hòn đảo này không có rạn (bãi đá), rộng khoảng 50m, thuyền vào được nhưng phải là dân địa phương, am tường địa thế mới dám lái thuyền vào đậu sát mé. Trên đảo có rất nhiều dứa mọc thành từng chòm. Có lẽ vì đặc điểm này nên đảo có tên Hòn Dứa.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Đền Quán Thánh
- Một ngôi đền nằm bên cạnh hồ Tây, trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, nên cũng gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Trấn Võ.
-
- Tiếng gà báo canh. Xem Canh.
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Nhịp chày Yên Thái
- Nhịp chày giã dó để làm giấy ở làng Yên Thái, cửa ngõ phía Tây Bắc thành Thăng Long trước đây.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Lẫm
- Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
-
- Chùa Cóc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Cóc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đô Quan
- Xưa tên là Quán Đổ, nay là thôn Đô Quan thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định . Ở đây có đình Đô Quan thờ Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời nhà Trần.
-
- Lẫm thóc Đô Quan: Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Tương truyền xưa có ông quan Thân vệ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan Vọng Doanh đánh cờ với Trần Ích Tắc, ích Tắc thua cờ gán đất đồng Mía, đồng Cà, đồng Cồn cho Nhân Trứ, nên đất tuy thuộc Tân Chân mà do người phường Quán Đổ (sau mới đổi ra Đô Quan) quản lý."