Nghĩ tình tình những thêm thương
Đồng xanh ai khiến phải vương máu hồng
Bởi bầy xâm lược tàn hung
Bởi quân bán nước khom lưng cúi đầu
Tìm kiếm "dâu bể"
-
-
Phá cho bứt lộ thành mương
-
Vè ở mướn
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ở mướn
Muốn cho sung sướng
Sanh tật quáng gà
Đi thì đầu ngả tới ngả lui
Thân tôi ăn cơm muối mặn
Ăn rồi uống hai tô chẵn chọt
Đầu đội nón chút
Vai vác cuốc cùn
Mần giùm mong cho mau tối
Tối về ăn ba hột cơm
Đầu hôm còn lao xao
Khuya lại vắng hoe
Chủ kêu làm bộ không nghe
Ngủ thêm chút nữa -
Làm chi cũng chẳng làm chi
-
Nghe đồn hầm mỏ thảnh thơi
-
Là dòng dõi của Tiên Rồng
-
Nậu gần nói với nậu xa
-
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Quân no đánh thắng, giết ngàn giặc Tây -
Ăn một đọi cơm, đơm một đọi máu
-
Thằng Tây ăn ở nhiều lòng
Thằng Tây ăn ở nhiều lòng
Sớm hòa, tối đánh là phường xỏ xiên -
Thằng Tây mà nhảy xuống đây
Thằng Tây mà nhảy xuống đây
Lòi xương, thủng bụng, phanh thây đầy đồng -
Bảo hoàng hơn vua
-
Vì con cha mẹ nên gầy
-
Trách lòng thầy ký thầy cai
-
Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều
-
Tháng lương được có ba hào
-
Ba toong đi lại nghênh ngang
-
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Trắng răng mũi lõ đuổi tôi thế này. -
Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ
-
Cái cân có quỷ có ma
Chú thích
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Quáng gà
- (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
-
- Câu ca dao tương truyền là của nhà báo Phan Khôi.
-
- Roi cặc bò
- Roi tết từ gân bò, bền chắc, có sức đàn hồi như cao su nên đánh rất đau.
-
- Mẹc
- Từ tiếng Pháp merde (cứt), một từ chửi tục của người Pháp.
-
- Cô soong
- Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hãm công
- Hãm lại, giữ lại, không chịu hoàn công.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Bảo hoàng hơn vua
- Ủng hộ, bảo vệ cái gì đó một cách mù quáng (vua là người muốn bảo vệ hoàng quyền nhất, nhưng ở đây lại muốn bảo vệ hoàng quyền hơn cả vua).
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Hồng Gai
- Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Đông Triều
- Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Ba toong
- Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
-
- Khoán
- Giao ước làm xong công việc mới được lấy tiền.
-
- Cúp
- Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
-
- Mã tà
- Lính cảnh sát thời thuộc địa. Nguồn gốc của từ này đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ tiếng Mã Lai là mata-mata, có nghĩa là "cảnh sát," lại có người cho rằng xuất xứ từ này là matraque, tiếng Pháp nghĩa là cái dùi cui.
-
- Phao
- Quăng, ném (từ cũ).