Tìm kiếm "mang nợ"
-
-
Ăn một quả na
-
Trăng tà tà như hoa phải lứa
-
Bảo nhau gặt lúa vội vàng
-
Ai về nhắn với nậu nguồn
Dị bản
Video
-
Duyên ta là ngãi tình cờ
Duyên ta là ngãi tình cờ
Bấy lâu luống những ngẩn ngơ chờ chàng
Gặp nhau đây đá thử vàng
Miếng trầu thết đãi dạ mang chữ tình
Tương tư buồn bực trong mình
Sợ thầy hãi mẹ làm thinh vui cười
Quên sầu thiếp gượng làm tươi
Đồ huê nguyệt sợ miệng cười thế gian
Trốn cha trốn mẹ theo chàng
Vì chàng nên thiếp lạc ngàn lên đây
Đến đây thiếp ở lại đây
Bao giờ quế mọc xanh cây mới về
Đã đành nên thiếp nên thê
Nên khăn nên gối không vê cũng tròn
Non mòn nhưng nghĩa không mòn… -
Ai làm Ngưu Chức đôi đàng
-
Chớ thấy áo rách mà cười
-
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
-
Răng đen nhưng nhức hạt na
-
Chàng ơi buông tay em ra
Chàng ơi buông tay em ra
Rồi mai trông thấy đường xa em chào
Chàng đừng làm ráo máng cạn tàu
Rồi mai trông thấy mặt nhau bẽ bàng
Nói đây có giữa mặt chàng
Anh em thì vắng, họ hàng thì xa
Lấy ai định liệu cho ta
Mặt lại nhìn mặt, tay đà cầm tay
Cầm tay anh giải nước non
Gái này chồng chửa hay còn giá cao
Còn không cho chúng anh chờ
Hay là có chốn nương nhờ thì thôi -
Bông trang trước cửa ai sửa bông trang vàng
-
Ai ơi chơi lấy kẻo già
-
Xưa kia ngọc ở tay ta
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người
Hỡi người được ngọc đừng cười
Ngọc nơi tay người trước ở tay taDị bản
Xưa kia ngọc ở tay ta
Vì ta thiếu đức, ngọc qua tay ngườiTrước kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng ngọc sa tay người
Ai ơi được ngọc chớ cười
Tôi cầm chẳng mát mượn người cầm cho
-
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Cực em, em chịu bạn cũ ơi đừng phiền
Cà lùi, bí luộc, măng chiên
Giàu nghèo tự số, nợ duyên tự trời. -
Lính thú thời xưa
-
Anh về cắm nọc căng dây
-
Vuốt nổ, vuốt nổ
-
Cô mơ cô mận cô đào
Cô mơ cô mận cô đào
Trong ba cô ấy ai nào kém ai
Cô mít thì chỉ nói dai
Còn như cô dứa sởn gai cũng kì
Bình boong lại giống hồng bì
Trong lòng những hạt có gì nữa đâu
Quý thay bậc nhất cô cau
Cúng người cúng Phật khấn cầu bình yên
Trước là hai chữ nhân duyên
Nghinh hôn sính lễ được nên vợ chồng
Trung thu mới thấy cô hồng
Cô cam, cô quýt ra lòng đua chơi
Lạ lùng anh mới tới nơi
Hỏi thăm cô nhãn là người ở đâu
Xuân xanh chừng mấy tuổi đầu
Mà xem ăn vận ra mầu gái tơ
Cô táo chính thực lẳng lơ
Ở cao có ý đợi chờ tình nhân … -
Gió nam non thổi lòn hang dế
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Hỏi anh học trò mưu kế để đâu?
– Mưu kế anh để lại nhà
Ai dè em hỏi anh mà mang theoDị bản
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Mấy anh học trò mưu kế để đâu?
– Gió năm non thổi lòn hang cóc
Mấy anh học trò mưu kế để trong óc, trong timNước trong xanh chảy quanh hang dế
Sách vở anh dùi mài mưu kế anh đâu?
Chú thích
-
- Chuối nước
- Còn gọi ngải tướng quân, loại cây mọc ven các bờ ruộng lúa. Cây chuối nước chặt hết ngọn, gọt vỏ xanh bên ngoài thì trắng nõn như măng tươi (nên còn gọi là măng nước), có thể ăn sống hay bào nhỏ nấu canh chua với cơm mẻ, cá lóc hay lươn đều rất ngon.Theo kinh nghiệm dân gian: Khi hoa chuối nước nở trắng thì chuẩn bị có mưa to; khi hoa trổ rồi tàn thì bắt đầu có thể mưa bão.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Vả
- Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dôi
- Còn dư ra, còn thừa.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bể dâu
- Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
-
- Luông
- Cách may giấu đường chỉ một bên. Đối với luông là ép, cách may để lộ đường chỉ ra cả hai bên.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Sêu
- (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Giải nước non
- Giải đáp, dãi bày tâm sự.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Chểnh mảng
- Không để tâm thường xuyên đến công việc của mình.
-
- Bao vàng
- Bao bằng vải màu vàng của lính thời xưa đeo ngang lưng, để đựng vật tùy thân.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Súng dài
- Loại súng hỏa mai được các quân đội ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 sử dụng rộng rãi. Khi bắn, người lính nạp thuốc súng và đạn vào nòng súng (nạp tiền), đổ một ít thuốc súng vào cốc mồi, rồi dùng dây mồi đang cháy châm vào cốc mồi cho súng nổ.
-
- Hỏa mai
- Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
-
- Ngũ liên
- Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
-
- Hạt nổ
- Một thứ quả nhỏ, khi già vuốt tay thì nổ bung ra.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Hồng bì
- Cũng gọi là quất bì, quất hồng bì hoặc hoàng bì, một loại cây được trồng nhiều ở miền Bắc. Quả hồng bì khi chín có vị chua, mùi thơm, có thể để ăn tươi, làm mứt, cất rượu hoặc làm thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Sính lễ
- Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.