Tìm kiếm "mâu"
-
-
Phụ mẫu em không có con trai
-
Đến đây hỏi khách nhà nông
-
Vô giàn hái lá trầu giàn
-
Lộ bất hành bất đáo
Lộ bất hành bất đáo
Chung bất đả bất minh
Bây giờ tôi mới rõ sự tình,
Tại ba với má ở độc, hai đứa mình mới xa.
Ôm lòng sầu, khuya sớm vào ra,
Tai nghe trống điểm canh ba nhớ mình,
Phải chi phụ mẫu thuận tình,
Phụng loan sum hợp phỉ tình ước mơ.
Thương mình chép đặng bài thơ,
Chẳng thương mình giở từng tờ mình coi. -
Đạo nào cao bằng đạo can trường
Đạo nào cao bằng đạo can trường,
Chồng mà xa vợ đoạn trường trời ơi.
Bấy lâu nay mình một ngả tui một nơi,
Ngày nay gặp mặt giải vơi cơn sầu.
Trống tam canh vội đổ trên lầu,
Mình có chồng rồi tôi nói cơ cầu làm chi.
Miệng thế gian ngôn dực trường phi,
Còn lo phụ mẫu sao bất thành không ai.
Bữa này mười một mai là mười hai,
Mình tui ở lại với ai bây giờ? -
Tu đâu cho bằng tu nhà
-
Bây giờ xâu nặng thuế cao
-
Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối
-
Phụ mẫu đánh em treo ở ngã tư
Phụ mẫu đánh em treo ở ngã tư
Kẻ qua người lại nói gái hư bị đòn -
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Dĩa bàn thang bịt vàng đơm chả
-
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra
-
Chực như chó chực máu giác
-
Một lũ thầy tăng ra trị nước
-
Đôi ta như lúa phơi màu
-
Hẩm duyên lấy phải chồng đần
-
Trông lên hòn tháp Cánh Tiên
-
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Áo màu nu tra bộ nút vàng
Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lênDị bản
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Hai bên hai lưỡi gươm vàng
Chết thời chịu chết, xa chàng không xa
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
- Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngôn dực trường phi
- Lời nói có cánh, có thể bay xa.
-
- Chân tu
- Người tu hành chân chính.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Trường thọ
- Sống lâu (từ Hán Việt).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dĩa bàng thang
- Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Sún
- Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
-
- Chừng ni
- Chừng này (phương ngữ miền Trung).
-
- Giác
- Trích máu ra.
-
- Chực như chó chực máu giác
- Máu giác trích ra rất ít. Ý nói: Chầu chực chẳng ăn thua gì.
-
- Đoàn Chí Tuân
- Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
-
- Phơi màu
- (Lúa, ngô) ở giai đoạn mới trổ, các bao phấn nhị đực mở ra.
-
- Hẩm
- Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
-
- Tháp Cánh Tiên
- Còn có tên gọi là tháp Đồng, một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn, nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Khmer do thời kì này có sự giao lưu thường xuyên giữa vương quốc Khmer và Chăm Pa.
-
- Po Ina Nagar
- Dân gian còn gọi là Thiên Y Thánh Mẫu, Bà Đen, hoặc bà Mẫu Thiện, nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Ở Nha Trang có tháp Po Nagar, cũng gọi là Tháp Bà, để thờ vị thần này.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Đông sàng
- Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).