Đi ngang nhà nhỏ
Lóng tai nghe rõ
Phụ mẫu đánh nàng
Bốn bề cửa đóng phòng loan
Anh không vô đặng đỡ nàng đôi roi
Tìm kiếm "màu sắc"
-
-
Xin ai chớ phụ hoa ngâu
-
Lưỡi cày đóng sét đã lâu
-
Quyết lòng lập miếu chạm rồng
-
Trẻ cậy cha già cậy con
Trẻ cậy cha già cậy con
-
Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại
-
Cơm ăn nửa bữa khó mời
Cơm ăn nửa bữa khó mời
Phụ mẫu ngồi đó, trao lời khó trao -
Bấy lâu em còn nghi còn ngại
Bấy lâu em còn nghi còn ngại
Bữa nay em kêu đại bằng mình
Phụ mẫu hay đặng, không lẽ giết mình với em? -
Mình đưa bâu áo, tôi viết tháu đôi hàng
-
Về nhà phụ mẫu có rầy la
-
Thấy em nhỏ thó lại có chiếc đồng
Dị bản
-
Lưới thưa anh bủa lấy con cá duồng
Dị bản
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Buông lời hỏi bạn: bơi xuồng đi đâu?
– Lưới thưa bủa lấy con cá duồng,
Em đi đòi nợ, chớ bơi xuồng đi đâu!
-
Phụ mẫu đánh tôi, căng nọc giăng nài
-
Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi
Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi:
“Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?” -
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
-
Cơm phiếu mẫu, gối Trần Đoàn
Dị bản
-
Thân em như lúa nếp tơ,
-
Anh đi đâu lúc la lúc lắc, quạt giắt sau lưng
-
Khăn mùi xoa, anh tặng em cái trắng, em tặng anh cái xanh
-
Đồng hồ vàng, cây kim cũng bằng vàng
Đồng hồ vàng, cây kim cũng bằng vàng
Anh đau tương tư, em đi hốt thuốc, phụ mẫu chàng không cho
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Mẫu đơn
- Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Cà nanh
- Ghen tị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Viết tháu
- Hay viết thảo, viết chữ Nôm theo lối thảo thư (một lối viết chữ Hán rất khó đọc) để ghi chép thật nhanh. Về sau hiểu là viết ngoáy, viết nhanh cho kịp.
-
- Đong đi đổ lại
- Đáp trả lại, cãi lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chiếc đồng
- Đồ đeo tay trang sức làm bằng đồng.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Cá duồng
- Một loại cá thuộc họ cá chép, mình mềm, có vảy tròn nhỏ phủ toàn thân, đầu không vảy. Có duồng cho thịt ngọt nhưng nhiều xương.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Căng cọc giăng nài
- Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.
-
- Nạp tài
- (Nhà trai) đem đồ sính lễ và một số tiền đến để nhà gái tổ chức đám cưới. Cũng gọi là nạp tệ, hoặc nộp tài.
-
- Cơm phiếu mẫu
- Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Sở Vương Hàn Tín thuở hàn vi hay ngồi câu cá dưới thành, một bà làm nghề phiếu hàng lụa (giặt lụa đem phơi cho trắng) thương tình chia cho phần cơm. Được mươi bữa như thế, Tín cảm động hứa sau này sẽ cảm tạ, bà mới giận mắng: "Đại trượng phu không kiếm đủ miếng ăn, tôi thương tình mới cấp dưỡng chứ nào mong đền đáp?" Về sau Hàn Tín công thành danh toại, không quên ơn cũ, mời phiếu mẫu đến tặng nghìn vàng. Từ đó, cụm từ cơm phiếu mẫu được dùng để chỉ lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn (có nguồn giảng là sự đền đáp ơn sâu nặng).
Nghìn vàng gọi chút lễ thường
Mà lòng phiếu mẫu, mấy vàng cho cân!
(Truyện Kiều)
-
- Gối Trần Đoàn
- Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Trần Đoàn, hiệu Hi Di tiên sinh, là một ẩn sĩ sống vào cuối đời Đường, đầu đời Tống, nổi tiếng học thức uyên thâm, đặc biệt về y, dược, lý, số, được cho là người sáng lập khoa tử vi Trung Hoa. Vua Tống nhiều lần mời ra làm quan nhưng ông đều từ chối. Tương truyền ông có thuật ngủ rất sâu, có thể ngủ hơn một trăm ngày mới dậy. Cách nói giấc Trần Đoàn chỉ giấc ngủ ngon, vô tư, thoát tục, không mộng mị.
-
- Song phụng
- Như song loan.
-
- Nương long
- Ngực. Cũng hiểu là hông, bụng. Hiểu rộng ra là suy nghĩ, lòng dạ.
Phúc gặp chúa đẹp duyên cá nước
Mở nương long dâng chước luận môn
(Thiên Nam minh giám)
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Phơi màu
- (Lúa, ngô) ở giai đoạn mới trổ, các bao phấn nhị đực mở ra.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Khăn mùi xoa
- Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
-
- Chợ Châu Thành
- Tên một ngôi chợ nay thuộc thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trước đây thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (lúc này Trà Vinh còn là một phần của Vĩnh Long). Đây là một chợ có từ lâu đời và nổi tiếng trong vùng.