Qua không ham rộng ruộng lớn vườn
Ham vì nhân ngãi cang thường mà thôi
Tìm kiếm "hàm"
-
-
Anh chẳng ham sang trọng
-
Anh đừng ham chữ phú, phụ bạc chữ bần
-
Mẹ già ham việc tiếc công
-
Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt
-
Nác chè hâm lại, con gái ngủ trưa
-
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
-
Cả ngày ham nhởi ham chơi
-
Trung Ái có Hàm Ninh, Hòa Ninh có Bạch Xỉ
-
Má ơi con chẳng ham giàu
-
Con trâu có một hàm răng
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…Dị bản
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
-
Vốn tôi có máu đau hàm
Vốn tôi có máu đau hàm
Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đauDị bản
Người sao có bệnh đau hàm
Lúc ăn thời khỏi, lúc làm thời đauVốn tôi có máu đau hàm,
Hễ ăn thì được, hễ làm thì đau
-
Áo vắt vai đi đâu hăm hở
– Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu
– Áo vắt vai anh đi dạo ruộng
Anh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâuDị bản
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Em có chồng rồi chẳng chuộng anh đâuÁo vắt vai đi đâu hớn hở
Anh có vợ rồi, em thương lỡ thì thôi
-
Con đừng nghe theo thằng hám sắc lưu linh
-
Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đau bệnh mà uống sâm nhung
-
Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chồng ướt dái vợ sái răng hàm
Chồng ướt dái vợ sái răng hàm
-
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Bước qua tháng chín tháng mười thì anh còn Mã, Tượng, Pháo, Xe
Em nói với anh, anh chẳng thèm nghe
Để chừ tay em ôm nón gạo, tay mót nạm củi nè, thảm chưa?Dị bản
-
Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng
Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng
-
Anh ơi, anh đừng ham đi bạn ghe chài
Chú thích
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
- Những vật có cùng tiếng thì đáp lại nhau, những vật có cùng khí chất thì tìm đến nhau. Ý nói người hay vật có cùng bản chất thì hòa hợp với nhau, những người có cùng chí khí thì tìm đến với nhau.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Tham phú phụ bần
- Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Bạch thiệt
- Lưỡi trắng (chữ Hán).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Thập tam trại
- Tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long, gồm có Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (Vĩnh Phúc), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sĩ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật, đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng Long.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Kinh quán
- (Dân) ở nơi kinh đô.
-
- Cựu quán
- (Dân) ở nơi làng cũ.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân thập tam trại rủ nhau tấp nập về làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để tỏ mối tình ruột thịt với dân làng cổ và nhất là với họ hàng thân thuộc.
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trung Ái
- Một làng thuộc phủ Quảng Trạch, nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Nguyễn Hàm Ninh
- (1808-1867) Tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai, người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông làm quan cho triều Nguyễn, nổi tiếng hay chữ, nhưng do tính tình cương trực nên hoạn lộ không suôn sẻ. Có nhiều giai thoại về Nguyễn Hàm Ninh, trong đó nổi tiếng nhất là giai thoại liên quan đến vua Tự Đức: Một lần vua đang ăn thì cắn phải lưỡi, nhân đó thách quần thần làm thơ vịnh "răng cắn lưỡi" nhưng không được nhắc đến hai từ "lưỡi" và "răng." Bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh như sau:
Sinh ngã chi sơ, nhĩ vị sinh,
Nhĩ sinh vi hậu, ngã vi huynh.
Đồng thời cộng hưởng trân cam vị,
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?(Tớ đẻ trước khi chú chửa sinh
Sau khi sinh chú, tớ làm anh
Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng
Cốt nhục làm sao nỡ dứt tình?)Bài thơ này được cho là có ý đả kích việc vua phế truất và giam giữ anh mình là thế tử Hồng Bảo cho đến chết.
-
- Quảng Hòa
- Trước đây là làng Hòa Ninh, sau là một xã thuộc huyện Quảng Trạch, nay thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
-
- Đoàn Chí Tuân
- Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Dây ruộng
- Một đám ruộng chạy dài.
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lưu Linh
- Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.
-
- Tửu điếm
- Quán rượu (từ Hán Việt).
-
- Trà đình
- Quán trà (từ Hán Việt).
-
- Nhung
- Sừng non của hươu nai. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung là một vị thuốc rất bổ.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Hốt me
- Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.