Tìm kiếm "chú cuội"
-
-
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
-
Con chi rọt rẹt sau hè
-
Đi khắp bốn bể chín chu
-
Hỏi chàng đọc sách Kinh Thi
-
Thấy em cũng muốn làm quen
-
Ông trời đội mũ đi chơi
-
Dốt đặc hơn hay chữ lỏng
Dốt đặc hơn hay chữ lỏng
-
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Con sông nước chảy đôi dòng
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào? -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhân lúc rỗi đồ ngồi nhàn hạ
-
Giàn hoa bể cạn nước đầy
-
Chồng bát chồng đĩa chồng sứ chồng sành
Chồng bát chồng đĩa chồng sứ chồng sành
Chồng ở chẳng lành, chồng ra bờ tre -
Lạt mục vì bởi tre non
-
Chán chường cho chị chưa chồng
-
Dân đất Bắc
-
Chim đại bàng bay ngang chợ Đệm
-
Chim chích chòe đòi đậu cành sòi
-
Người ta tuổi ngọ tuổi mùi
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Mà sao tôi lại ngậm ngùi tuổi Thân
– Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân
Sinh đúng giờ Dần, vẫn cứ làm vuaDị bản
Video
-
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
-
Lù rù như chuột chù phải khói
Lù rù như chuột chù phải khói
Chú thích
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Rắn mối
- Tên một loài bò sát có hình dáng giống thằn lằn nhưng to hơn nhiều. Theo kinh nghiện dân gian, thịt rắn mối có thể trị bệnh hen suyễn, chữa suy dinh dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng tốt với bệnh đau nhức xương khớp, giật kinh phong... Ở một số vùng, người dân còn bắt rắn mối làm thức ăn.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Chu
- Châu (phương ngữ).
-
- Chín châu
- Một khái niệm phân chia thiên hạ của Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng sau khi vua Vũ trị thủy (làm công tác thủy lợi chống nạn lụt Hoàng Hà) thành công, đã chia Trung Quốc ra làm chín châu (cửu châu). Có ít nhất ba cách giải thích:
- Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).
- Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.
- Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khôn nhắp
- Không ngủ (được).
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Sầu tây
- Sầu riêng, nỗi niềm riêng.
-
- Bài này nhắc đến việc xây thành Gia Định, hay thành Sài Gòn (còn được biết đến với tên thành Phiên An) vào đầu thế kỉ 19. Xem thêm về thành Gia Định trên Wikipedia.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Sòi
- Một loại cây gỗ rụng lá, cao từ 6-15m, thuộc họ thầu dầu. Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt có thể dùng làm thuốc.
-
- Con giáp
- Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lỗ
- Trổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngụy
- Lạ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).