Thắp hương mà vái ông bà
Cho em lấy chú Lang Sa em nhờ
Tìm kiếm "Thập điện"
-
-
Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
-
Thấp chui rào, cao lội nước
Thấp chui rào, cao lội nước
-
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng -
Ruộng thấp đóng một gàu giai
-
Trời thấp phải đi khom
Trời thấp phải đi khom
-
Cha thấp, mẹ thấp
-
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh -
Đêm khuya thắp chút dầu dư
-
Hai chữ thập đập chữ viết, chữ nguyệt đứng trông
-
Lúa trổ thập thòi, vợ chồng đánh nhau lòi mắt
Lúa trổ thập thòi, vợ chồng đánh nhau lòi mắt
-
Ðèn trời thắp sáng bốn phương
Ðèn trời thắp sáng bốn phương
Ðèn tôi sáng tỏ đầu giường nhà tôi. -
Hương năng thắp năng khói
Hương năng thắp năng khói,
Người năng nói năng lỗi. -
O tê thấp thấp lùn lùn
-
Thuyền ai thấp thoáng bên bờ
-
Đêm trăng thắp ngọn đèn lồng
-
Vào chùa thắp một tuần hương
-
Vững vàng tháp cổ ai xây
-
Thấy em thấp bé mà xinh
Thấy em thấp bé mà xinh
Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay
Nắm rồi anh hỏi cổ tay
Ai nặn nên trắng, ai xây nên tròn -
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình em muôn đợi chín chờ mười mong
Chú thích
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Trập
- Cụp xuống.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Thái Tử.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Tháp Chàm
- Tên gọi chung của những công trình dạng đền tháp của người Chăm (xưa gọi là người Chàm), trước đây sinh sống ở khu vực nay là Nam Trung Bộ. Tháp được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có không gian bên trong chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông. Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Một số (quần thể) tháp Chàm tiêu biểu: Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Bà, tháp Hưng Thạnh, tháp Nhạn...
-
- Thủ Thiện
- Một ngôi tháp cổ Chăm Pa hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Dương Long
- Một cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, gồm ba tháp: tháp giữa cao 24 mét, hai tháp bên cao 22 mét. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
-
- Bể dâu
- Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
-
- Tiềm long
- Con rồng ẩn mình. Từ này xưa dùng để chỉ những người có tài năng lớn nhưng chưa ra mặt, còn ở ẩn đợi thời cơ.
-
- Vân du
- Đi chơi trên mây. Chỉ việc thành đạt, được công danh ngày trước.