Kể từ ngày Tây lại, sứ sang
Làm mương Thủy Tú, đắp đàng hỏa xa
Cu li vô số hằng hà
Thảy đều làm mướn ai mà cười ai
Tìm kiếm "Hằng Nga"
-
-
Kể từ ngày thiếp cách chàng xa
-
Hai bên hàng cá, chính giữa hàng tôm
-
Ra vườn ngắt một cành chanh
Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi … -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông hàng vịt
Ông hàng vịt
Ăn ít địt nhiều
Địt vô niêu, niêu thủng
Địt vô thúng, thúng bay
Địt vô chày, chày gãy cổ
Địt vô đám giỗ, bể đọi bể bát
Địt vô nhà hát, chết con nhà trò
Địt vô đàn bò, đẻ con me cái
Địt vô con gái, có nghén có thai
Địt vô con trai, hay mần hay mạn
Địt vô Cát Ngạn, cháy cửa cháy nhà
Địt vô làng ta, giàu sang phú quý. -
Mẹ em thấy của thì tham
Mẹ em thấy của thì tham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày -
Con cua hai càng
Con cua hai càng
Con cua bò ngang
Nó đi rềnh ràng
Nó đi lang thang
Nó đi vô hang
Tìm đâu cho thấy. -
Con chim líu tíu
-
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu vụng nhớ thầm
Họp chợ trên bụng hàng trăm sá gìDị bản
Chữ tình đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu trộm nhớ thầm
Họp chợ trên bụng đến trăm con người
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Khum khum như cái bàn tay
-
Đời người được mấy gang tay
-
Chữ rằng : “Xuân bất tái lai”
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con? -
Nhớ ai, em những khóc thầm
-
Chiều chiều ra chợ Đông Ba
-
Hiu hiu gió thổi đầu non
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rượu là con Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai dè con uống con rơi xuống sình!Dị bản
-
Tai nghe trống đánh trên lầu
-
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên
Em muốn làm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên
Sợ mưa già nước ngập, biết tựa con thuyền vào đâuDị bản
Sóng sầm sịch ì ầm ngoài biển Bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Muốn làm lơ đi mà ngủ cho yên,
Sợ mưa già nước ngập, biết dựa con thuyền vào đâu?
-
Nghề làm mỏ là nghề cực khổ
Nghề làm mỏ là nghề cực khổ
Dấn thân vào những chỗ hang sâu
Quanh năm cơm nắm nước bầu
Trời xanh mây biếc trên đầu biết chi
Dưới lò giếng lần đi từng bước
Đào khoét ra mới được đồng công
Suốt ngày cặm cụi lao lung
Than già, đá rắn cũng không quản gì
Tay cầm cuốc, mặt thì cúi gập
Lưng gò vào như gấp làm đôi
Loanh quanh xoay xở hết hơi
Tấm thân như hãm vào nơi ngục tù
Mãi đến lúc sương mù ngả bóng
Mới là giờ vội vã trèo lên
Trong ra non nước hai bên
Biết mình còn sống ở trên cõi trần. -
Anh làm lò đá thì có máy khoan
Anh làm lò đá thì có máy khoan
Một ngày sáu lỗ nó giao đoan cho liền
Anh mà làm được vẹn tuyền
Thì anh mới được tính tiền công cho
Công thì bốn tám đồng xu
Gạo thì ăn chịu để phu phàn nàn
Tiền công hàng tháng chẳng hoàn
Nó còn lưu lại để giam giữ mình
Thằng Tây, thằng xếp một vành
Mồ hôi công sức của mình chúng ăn
Làm thì phoi đá, phong than
Anh hít vào ruột vào gan suốt ngày
Mắc bệnh gầy yếu đắng cay
Cơn ho hộc máu chảy ngay ròng ròng
Cảnh nghèo cực khổ vô cùng
Thuốc thang chẳng có lăn đùng chết tươi.
Chú thích
-
- Sứ
- Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
-
- Thủy Tú
- Tên một ngôi làng thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hỏa xa
- Xe lửa (từ Hán Việt).
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Hằng hà
- Nhiều quá không đếm được. Nguyên từ câu thành ngữ "Hằng hà sa số" trong Phật giáo, nghĩa là số lượng cát của sông Hằng (một con sông lớn ở Ấn Độ, có cát rất mịn).
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Hồ
- Tên gọi chung chỉ các dân tộc ở phía tây và phía bắc Trung Quốc như Hung Nô, Tiên Ti, Ô Hoàn, Đê, Khương, Thổ Phồn, Đột Quyết, Mông Cổ, Khiết Đan, Nữ Chân...
-
- Hang Thương Tòng
- Cái hang trong núi Thương Tòng, được nhắc đến trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Vốn Vân Tiên trước kia đã đính ước với Võ Thể Loan, con gái của Võ Công. Khi Vân Tiên bị mù, tìm đến nhà Võ Công thì Võ Công bội ước, lừa dắt Vân Tiên vào hang Thương Tòng rồi bỏ mặc chàng ở đó.
Công rằng : "Muốn trọn việc mình,
"Phải toan một chước dứt tình mới xong.
"Nghe rằng : "Trong núi Thương tòng.
"Có hang thăm thẳm bịt bùng khôn ra.
[...]
Võ công ra trước dỗ chàng:
"Xuống thuyền rồi sẽ đưa sang Đông thành."
Ra đi đương lúc tam canh,
Dắt vào hang tối bỏ đành Vân Tiên.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tứ bề
- Bốn bề, xung quanh.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nhà trò
- Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
-
- Me
- Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Mạn
- Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cát Ngạn
- Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
-
- Cựu trào
- Triều cũ, thời cũ.
-
- Sò huyết
- Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Xuân bất tái lai
- Tuổi trẻ không quay trở lại.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nhị tì
- Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết. "Nhị tì" chính là chữ "nghĩa địa" đọc theo âm Quảng Đông.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Lò giếng
- Loại lò đục sâu xuống (thẳng đứng hoặc nghiêng) trong các mỏ than.
-
- Giao đoan
- Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
-
- Đội xếp
- Cảnh sát thời Pháp thuộc (từ tiếng Pháp chef).