Nàng về giã gạo ba trăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm
Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo
Anh biết em liệu có được chăng
Trần trần như Cuội cung trăng
Biết rằng cha mẹ có bằng lòng không?
Để anh chờ đợi luống công
Trước sau anh vẫn một lòng yêu em
Tìm kiếm "cha trời mẹ đất"
-
-
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Sao mai đã mọc, tiếng gà gọi con
Vằng vặc giãi tấm lòng son
Lại thêm con vượn véo von bên ghềnh
Chém cha cái sắc khuynh thành
Làm cho mắc tiếng phao danh để đời
Trách ai sao khéo vẽ vời
Trách ai khéo đặt những lời bướm ong
Sông sâu nước chảy đôi dòng
Biết đâu mà đọ tấm lòng cho đang -
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
Vào thưa, ra gửi mới nên con người. -
Ta yêu mình lắm ta thắm mình phai
-
Hôm qua giặt áo bên cầu
-
Gẫm thân phận thiếp như thuyền kia không bánh
Gẫm thân phận thiếp như thuyền kia không bánh
Thân vì muốn lập thân mà ngại nặng gánh gia đình
Chàng ơi! Tại cảnh gia đàng em có một ông cha già đành cỡi hạc chầu tiên
Còn bà mẹ hiền như trái chín trên nhành chờ khi ướm rụng.
Chàng ơi! Em ra đây, gặp chàng em hỏi thiệt
Trai chàng tính cho em ở vậy hay là em cất bước thượng trình tòng phu
Chàng ơi! Tại cảnh gia đàng của em, mấy ống tre ngã xiêu ngã tó.
Mấy tấm vạt cau rớt lên rớt xuống, ai ngó vào cũng chặc lưỡi lắc đầu, hỡi ôi cho thân phận thiếp.
Anh kết nghĩa lương duyên với em tình chồng nghĩa vợ. Anh em bạn của anh đứng ngoài xa, miệng kêu tay ngoắc.
Bớ Tư ơi ! Người đâu sao không khác chi chị Thoại Khanh thuở trước khảy đàn tầm bạn mà kết nghĩa ái ân làm gì? -
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên -
Nón em đang đội trên đầu
Nón em đang đội trên đầu
Anh mà giật mất dạ sầu em thay
Lấy gì mà đội hôm nay
Anh mua nón khác, nón này em xin
Nón em chả đáng đồng tiền
Chưa kết được bạn chưa yên cửa nhà
Nón em mua ở tỉnh xa
Mua ở Hà Nội quan ba mươi đồng
Trở về gặp khách má hồng
Sao anh ăn ở ra lòng thờ ơ
Mua nón, em phải mua tua
Nón này thầy mẹ em mua rành rành
Nhẽ đâu em để cho anh
Về nhà mẹ mắng, em đành bảo sao -
Trên dương gian trăm ngàn đoạn khúc
-
Truyện Kiều anh đọc đã làu
-
Tháng Giêng xuân tuyết mau mưa
Tháng giêng xuân tuyết mau mưa
Nhớ chàng những lúc sớm trưa vui cười
Tháng hai hoa đã nở rồi
Nhớ chàng em phải đứng ngồi thở than
Tháng ba nắng lửa mưa dầu
Nhớ chàng em những âu sầu chả tươi
Tháng tư sấm giục mưa rơi
Nhớ chàng thơ thẩn ra chơi vườn cà
Tháng năm gặt hái rồi rà
Nhớ chàng như thể nhớ hoa trên cành … -
Con mẻo, con mèo
-
Cam sen, quýt ngọt người chê
-
Con mẻo, con mèo
Con mẻo, con mèo
Mày trèo cây duối
Mày nấp vô bụi
Mày lủi lên trên
Mày ngó sang bên
Mày co cái cẳng
Mày ngoẳng cái đuôi
Mày chộp cái mồi
Chết cha con chuột -
Nhà em quay mặt ra sông
-
Gần đèn lại ngắm hoa đèn
-
Người ta mộ lính tòng chinh
-
Mẹ em tham gạo tham gà
-
Thằng Tây nó ở bên Tây
Thằng Tây nó ở bên Tây
Bởi vua chúa Nguyễn rước thầy đem sang
Cho nhà, cho cửa tan hoang
Cho thiếp ngậm đắng, cho chàng nuốt cay
Cha đời mấy đứa theo Tây
Mồ ông mả bố, voi giày biết chưa? -
Tai nghe trống đánh trên lầu
Chú thích
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Mô ri
- Nào đây (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thoại Khanh - Châu Tuấn
- Một truyện thơ Nôm khuyết danh rất nổi tiếng ở Nam Bộ ngày trước, đã được chuyển thể thành cải lương và phim. Thoại Khanh là một phụ nữ xinh đẹp, người vợ hiền, dâu thảo. Châu Tuấn - chồng nàng, bị đày đi sứ 17 năm. Thoại Khanh lưu lạc, đói rách, nhưng vẫn nhường cơm sẻ áo với mẹ chồng, thậm chí cắt thịt ở cánh tay để nuôi mẹ, khoét mắt mình để cứu mẹ. Châu Tuấn thi đỗ Trạng nguyên, hai lần được hai vua Tống vương và Tề vương gả con gái, nhưng chàng đều khước từ, không phụ người vợ thuở hàn vi. Mối tình chung thủy của Thoại Khanh, Châu Tuấn đã cảm hoá cả hai vị vua và hai nàng công chúa, làm thần Phật xúc động. Sau cùng Châu Tuấn được lên ngôi vua, sống sung sướng cùng Thoại Khanh và hai người vợ thứ con Tề vương và Tống vương.
-
- Bài ca dao này rút từ truyện Ngày xưa tháng chạp trong tập Biển cỏ miền Tây của nhà văn Sơn Nam. Theo nhà văn Sơn Nam, đây là một bài hát huê tình, lớp hò nghèo (than nghèo). Hát huê tình là một thể loại ca dao đặc biệt của người miền Tây: "Hát đưa em với hát huê tình không khác nhau. Đưa em ở trong nhà. Hò hát ở ngoài ruộng."
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Quai thao
- Còn gọi quai tua, phần quai để giữ nón quai thao. Một bộ quai thao gồm từ hai đến ba sợi thao (dệt từ sợi tơ) bện lại với nhau, gọi là quai kép, thả võng đến thắt lưng. Khi đội phải lấy tay giữ quai ở trước ngực để tiện điều chỉnh nón.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Đây là hai câu 2981 và 2982 trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Lúc này Kim Trọng và Vương Quan đi tìm tung tích Kiều. Hay tin Kiều đã tự vẫn ở sông Tiền Đường, hai người vô cùng đau đớn, bèn lập đàn tràng để giải oan bên bờ sông. Duyên may lúc ấy vãi Giác Duyên đi ngang qua, thấy bài vị, liền cho biết Kiều chưa chết mà hiện đang tá túc tại am của mình:
Cơ duyên đâu bỗng lạ sao,
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
Trông lên linh vị chữ bài,
Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa,
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?
Nghe tin ngơ ngác rụng rời,
Xúm quanh kể lể rộn lời hỏi tra:
Này chồng, này mẹ, này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.
Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường!
-
- Mưa dầu
- Mưa ít quá, làm cho nóng thêm.
-
- Rồi rà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rồi rà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Cam sen
- Một giống cam ngon, vỏ mỏng, múi hơn dai, vị ngọt dịu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh...
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Tòng chinh
- Theo việc chinh chiến (từ Hán Việt). Cũng nói tùng chinh.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).