Sông Gò Quao sóng lớn lượn dài
Rạch Nhà Ngang khúc cong khúc vạy
Còn anh thương em xứng trai, xứng gái
Tại cha với mẹ kén lừa sui gia.
Tìm kiếm "cha trời mẹ đất"
-
-
Con anh nó chết ngay đơ
Con anh nó chết ngay đơ
Anh không có đất, nên phải chôn nhờ đất em
– Đất em lởm chởm ổ gà
Chôn cha anh cũng được, lọ là con anh!Dị bản
-
Rau răm ngắt ngọn còn tươi
-
Chữ tình khổ lắm, ai ơi
Chữ tình khổ lắm, ai ơi
Về nhà cơm dọn, em ngồi khoanh tay
Không ăn cha đánh, mẹ rầy
Ăn thì nước mắt chan đầy chén cơm. -
Buồn tình chẳng muốn đeo hoa
-
Gió đưa bông cúc bông cà
-
Chim khôn đậu ngọn thầu dầu
-
Chơi xuân quá lứa đi rồi
Chơi xuân quá lứa đi rồi
Vắt tay mà ngẫm cõi đời mà lo
Trông gương luống những thẹn thò
Một mai tóc bạc lưng gù mới dơ
Thương thay xuân chả đợi chờ
Tiếc thay xuân những hững hờ với xuân -
Vè bán quán (II)
-
Hột muối mặn, ba năm còn mặn
-
Chợ Chì là chợ Chì xa
-
Bà già ơi hỡi bà già
-
Không trơn mà trượt mới tài
Không trơn mà trượt mới tài
Không chồng mà đẻ con trai mới tình
Nâng lên đặt xuống một mình
Than rằng: con ở trong mình mẹ ra
Có con mà chẳng có cha
Lòng mẹ chua xót người ta chê cười
Bởi vì mẹ cợt mẹ cười
Cho nên mẹ đẻ mẹ nuôi một mình -
Người ta giàu thì đầu heo mâm thịt
-
Từ khi em về làm dâu
Từ khi em về làm dâu
Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi
Nhịn ăn, nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo nên cột nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà
Đi chợ thì chớ ăn quà
Về chợ thì chớ rề rà ở trưa
Dù ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối: con thơ em về -
Bên kia sông, quê anh An Thái
-
Anh bứng cây trúc anh trồng cây trắc
-
Gánh gánh gồng gồng
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp…Video
-
Nghĩ xem cái nước Nam mình
Nghĩ xem cái nước Nam mình
Tây sang bảo hộ tài tình đến đâu?
Nghĩ xem tiền của ở đâu
Đưa ra mà bắc được cầu qua sông
Chả hay tiền của của chung
Đưa ra mà bắc qua sông Bồ Đề
Bắc cho thiên hạ đi về
Những cột dây thép khác gì nhện chăng
Tưởng rằng anh Pháp nghĩa nhân
Nào hay lấy của dân Nam làm giàu … -
Thuyền còn lên ngược
Thuyền còn lên ngược
Em chẳng thương được anh đâu
Chờ cho xuôi nước đã kém màu xuân xanh
Em ơi! Lắm thác nhiều ghềnh
Một mà mẹ cha ngăn trở, hai nữa lênh đênh khôn vời!
Chú thích
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Nhà Ngang
- Tên một con rạch thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
-
- Vạy
- Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Họ
- Những người thuộc đàng trai (hoặc đàng gái) trong đám cưới. Cũng gọi là họ nhà trai, họ nhà gái.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Bánh hỏi
- Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.
-
- Lạp xưởng
- Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
-
- Chợ Chì
- Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Bục
- Đồ đựng thóc lúa đan bằng tre hoặc quây bằng tôn.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Bá tòng
- Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Xà gồ
- Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Bảo hộ
- Giúp đỡ và che chở. Trước đây thực dân Pháp lấy danh nghĩa bảo hộ để xâm lược nước ta và nhiều nước khác.
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Ở đây có thể là cầu Long Biên.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.