Rạng ngày vác cuốc ra đồng
Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng đầm nước cả bùn sâu
Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa
Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Biết công kẻ cấy người cày mấy nao!
Tìm kiếm "MƯA NGÂU"
-
-
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc người lịch sự trên đầu có tang
Tang chồng thì bỏ tang đi
Tang cha tang mẹ ta thì tang chung
– Tang cha tang mẹ trên đầu
Lẽ nào em dám bán sầu mua vuiDị bản
-
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt bỏ ve
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt bỏ ve
Ai kêu tôi đó, dạ có tôi đây
Bốn mùa bông cúc vần xoay
Để xem trời định duyên này về đâuDị bản
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt đầy ve
Bao giờ mặt trời hết quay
Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường
-
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Kiếm nơi khuất tịch, thiếp ngồi thở than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, khổ chưa hỡi trời -
Vợ tôi nó giỏi vô song
Vợ tôi nó giỏi vô song
Chưa kịp tới chợ đã mong ăn hàng
Sớm mai cất gánh lên đàng
Làm vài tô cháo vững vàng bước đi
Vừa ưa chị bán củ mì
Ba đồng một mớ vậy thì mua cho
Ghé qua hàng bán bánh bò
Cuốn với bánh tráng ăn cho thẳng lèo
Ba rọi cùng với lòng heo
Bánh đúc, bánh xèo ưa đã quá ưa
Bây giờ con bóng đã trưa
Làm thêm trái dừa cho đỡ khô môi. -
Một anh nói anh thương
-
Chiều hôm mây kéo bối bừa
-
Nhác trông con mắt đáng trăm
Nhác trông con mắt đáng trăm
Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn
Nhác trông con mắt ưa nhìn
Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua -
Vè chồng chung
Chồng chung khó lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó,
Không ăn ngồi được mô!
Quyền bán với quyền mua
Thời là em không có,
Đâm gạo với xay ló,
Thời là em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân,
Đâm xay, rồi nấu nướng.
…
Gẫm như bọn người ở,
Chỉ sáu tháng thời thôi,
Cái thân em ở đời,
Hỏi làm sao chịu được?
Chồng sai đi múc nước,
Vợ bảo lấy que tăm.
Trải chiếu toan đi nằm,
Đọi dì hai chưa rửa … -
Ở đâu đi bán cá con
– Ở đâu đi bán cá con
Ở đâu nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Ở đâu gánh đá nung vôi
Ở đâu nấu rượu cho người ta mua
Ở đâu không miếu không chùa
Ở đâu tế lễ rước vua về thờ
Ở đâu thêu quạt thêu cờ
Ở đâu chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Ở đâu có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm?
– Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh nung chĩnh, nung lon, nung nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta mua
Bên Tây không miếu không chùa
An Nam tế lễ rước vua về thờ
Hà Nội thêu quạt thêu cờ
Bắc Ninh chạm vẽ đồ thờ ống hoa
Hải Phòng có lính quan ba
Có dinh quan sáu có toà quan năm.Dị bản
Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta say
-
Tôi xin các bác giãn ra
-
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân -
Nàng về anh gửi cái này
-
Trời cao đất rộng thênh thang
-
Anh giàu, quần đôi ba bức
-
Vè khuyến học
Ăn thời vóc
Học thời hay
Chớ ngủ ngày
Quen con mắt
Chớ chơi ác
Rách áo quần
Phải chuyên cần
Lo học tập
Bậc cao thấp
Chốn công đàng … -
Một vũng nước trong
Một vũng nước trong,
Một dòng nước đục,
Một trăm người tục,
Một chục người thanh
Biết ai tâm sự cho thình
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân.Video
-
Vè hoa
Hoa nhài thoang thoảng bay xa
Mùi thơm khác hẳn, thật là có hương
Hoa cúc không sợ thu sương
Để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà
Hoa sen mùa hạ nở ra
Ở bùn mà lại không pha sắc bùn
Hoa mai chót vót đỉnh non
Trắng như bông tuyết hãy còn kém xa
Mẫu đơn phú quý gọi là
Hải đường sắc đẹp nhưng mà không hương
Hoa quỳ nhất ý hướng dương
Hoa liễu trong trắng, trông thường như bông
Phù dung mọc ở bên sông
Hoa đào gặp được gió đông mới cười -
Mía Phú Ân trồng đám, bát ngát như rừng
-
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Uống nước cũng thấy nghẹn
Nghe lời em hẹn ra bãi đứng trông
Biển xanh bát ngát nhìn không thấy người
Mênh mông sông nước xa vời
Biết rằng còn nhớ những lời thề xưa
Trông ai như cá trông mưa
Ngày đêm tưởng nhớ, như đò đưa trông nồm
Bậu ơi! bậu có nhớ không?
Anh trông ngóng bậu, như rồng ngóng mưaDị bản
Ăn cơm cũng nghẹn
Uống nước cũng nghẹn
Nghe lời bạn hẹn
Ra bãi đứng trông
Bãi không thấy bãi mà người không thấy người.
Chú thích
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mấy nao
- Bao nhiêu.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Chường
- Cố ý để lộ ra trước mọi người cho ai cũng thấy, tuy đáng lẽ nên ẩn đi, giấu đi (phương ngữ).
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Bánh canh ngọt
- Loại chè được làm từ sợi bánh canh nấu với nước đường, thêm gừng cho thơm.
-
- Rượu bọt bỏ ve
- Cách gọi nước ngọt hoặc xá xị của người Nam Bộ ngày trước, theo Sơn Nam. Xem thêm ve.
-
- Vô song
- Không bì kịp (từ Hán Việt).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vừa ưa
- Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Ba chỉ
- Cũng gọi là ba rọi, phần thịt bụng của lợn.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Con bóng
- Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
-
- Xa kê
- Còn gọi là sa kê, cây bánh mì, loài cây thân gỗ, lá to và dày. Nhựa cây màu trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền (bít các kẽ, lỗ hổng). Quả hình trứng, thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế (quả khô), chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến bằng cách quay, nướng, chiên hay luộc. Rễ, lá, vỏ và nhựa được dùng làm vị thuốc.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bối bừa
- Mây trên trời kết lại trông như những vết bừa trên ruộng.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Quan sáu
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm Đại tướng.
-
- Quan năm
- Cách gọi thời Pháp thuộc của quân hàm đại tá. Gọi vậy vì quân hàm này có 5 vạch.
-
- Tứ Trưng
- Tên Nôm là Kẻ Dưng, nay là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một vùng đất có nền văn hiến lâu đời, với đầm Dưng, chợ Dưng, đền Dưng, và lễ hội thờ Đức Ông vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Đại Tự
- Tên nôm là kẻ Tự, nay là một xã thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Cựu Ấp
- Tên nôm là kẻ Rau, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng thờ Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh, có nghề nuôi tằm. Hàng năm làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng Năm có các tục đua thuyền cướp kén ở ngã Ba Hạc.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- Hàm tiếu
- Nụ cười chúm chím (hàm nghĩa là ngậm trong mồm, tiếu là nụ cười).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Cuốc chim
- Loại cuốc có lưỡi dài thẳng góc với cán thành hình chữ T, một đầu nhọn, một đầu to và bẹt, dùng để cuốc đất hay đá.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vóc
- Thơm ngon (từ gốc Hán).
-
- Công đường
- Nơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.
-
- Bình Nguyên Quân
- Tên thật là Triệu Thắng, tướng quốc nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được phong đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân. Cũng như Mạnh Thường Quân ở Tề và Tín Lăng Quân ở Ngụy, Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà ông bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Mẫu đơn
- Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
-
- Hải đường
- Loài cây nhỡ, sống nhiều năm, họ Chè. Lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành; hoa có cuống dài, tràng hoa đỏ tía, nhiều nhị đực. Hoa nở vào dịp Tết Âm lịch, đẹp nhưng không thơm.
-
- Dã quỳ
- Còn có tên là cúc quỳ, sơn quỳ hoặc hướng dương dại, một loại cây cho hoa màu vàng mọc nhiều ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở nước ta, dã quỳ được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng, sau dần mọc hoang khắp các tỉnh Tây Nguyên.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Phú Ân
- Địa danh nay là hai thôn Phú Ân Bắc và Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng mía. Theo Xứ trầm hương của Quách Tấn: Mía ở Khánh Hòa thân mướt, vỏ vàng hươm và răng ông già bà lão sáu mươi vẫn xiếc được. Nước mía lại ngọt thanh. Nổi tiếng nhất là mía Phú Ân.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).