Con gái phú ông không chồng mà chửa
Cả làng ăn vạ một bữa hết sáu mươi quan
Tìm kiếm "Khương Đình"
-
-
Vỗ vai con bảy không ừ
-
Mấy ai là kẻ không thầy
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên -
Đố ai ngồi võng không đưa
Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát ầu ơ đôi lời
Đố ai đội đá vá trời
Đan gầu tát bể, ghẹo người cung trăng -
Thân em lấy khách không suy
-
Có chồng thương kẻ không chồng
Có chồng, thương kẻ không chồng
Không chồng ra đứng cánh đồng mà nom
Nom cho thấy mặt nhau luôn
Thấy thôi khỏe mạnh, thuốc tiên nào bằng -
Kẻ có công thời không được vợ
-
Bạc vạn trong tay không bằng một nghề trong bụng
Bạc vạn trong tay không bằng một nghề trong bụng
-
Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em
-
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
-
Loài người đạo thảo không rành
Loài người đạo thảo không rành
Sánh loài cầm thú khác mình bao nhiêu -
Dầu mà cha mẹ không ưng
-
Bữa nay sao bậu không vui
-
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
-
Mười năm phấn đấu không bằng một giờ cơ cấu
Mười năm phấn đấu không bằng một giờ cơ cấu
-
Sân si nghiệp chướng không chừa
-
Yêu nhau đóng cửa không gài
-
Ai đi ai ở không cần
-
Mụ o chèo chẹt không chi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mười hũ vàng chôn không bằng cái trôn con heo nái
Dị bản
Lỗ tiền chôn không bằng lồn con heo nái
Một hũ vàng chôn không bàng cái lồn heo nái
Chú thích
-
- Phú ông
- Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày xưa.
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đèn chai
- Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Nghiệp chướng
- Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát (quan niệm Phật học).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).