Một bầy cá lội sông sâu
Anh cười híp mắt buông câu ngồi chờ
Anh câu con giếc, anh tiếc con rô
Anh câu con cá gáy anh dò con trê
Quá trưa mặt ủ mày ê
Vì chưng tham quá nên về giỏ không
Tìm kiếm "SÔNG TÔ"
-
-
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
-
Mùa hè ăn cá sông
Dị bản
Mùa hè cá sông
Mùa đông cá ao
-
Chết nơi biển rộng sông sâu
Chết nơi biển rộng sông sâu
Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng -
Cái cò lặn lội bờ sông
-
Năm con ngựa bạch sang sông
-
Ba cây mía đóng tía song song
-
Bao giờ thiện mã qua sông
-
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con
Con quạ nó đứng đầu non
Nó kêu bớ má thương con trở về -
Đau bụng thì uống nước sông
-
Con cò lặn lội bờ sông
-
Tay mang khăn gói sang sông
Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ gọi mặc mẹ, theo chồng cứ theoDị bản
Tay mang khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theoAi kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu con dạ, có chồng phải theoTay mang khăn gói sang sông
Cúi đầu lạy mẹ thương chồng phải điTay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theoVai mang khăn gói theo chồng
Mẹ kêu con dạ, trở vào lạy mẹ cùng cha
-
Sá chi bã mía trôi sông
-
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Quăng đá đá nổi, quăng bông bông chìm. -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ mẹ lấy chồng bỏ con
Bữa ăn năm bảy miếng ngon
Dượng ghẻ ních hết, để con nhịn thèmDị bản
Gió năm non thổi hoài thổi hủy
Mẹ có chồng chẳng nghĩ đến con
Chọn ra năm bảy món ngon
Cha ghẻ ăn hết thì con nhịn thèm
-
Mồ cha con đĩ bên sông
Mồ cha con đĩ bên sông
Cơm trắng rượu nồng, phỉnh dỗ chồng tao! -
Cái cò lặn lội bờ sông
-
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng ơi trở lại cùng con
Để anh đi trẩy nước non kịp người
Cho kịp chân ngựa chân voi
Cho kịp chân người kẻo thiếu việc quan -
Lục bình mấy kiếp trôi sông
Chú thích
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Giỏ cá
- Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Cái
- Mẹ (từ cổ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Mỹ Lại
- Một thôn nay thuộc xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là quê hương nơi quan đại thần Trương Đăng Quế (1793-1865) trở về hưu trí, về sau có nhiều người thuộc dòng họ Trương làm quan to trong triều đình nhà Nguyễn.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Thanh la
- Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Khuê Cầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đánh quay
- Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...
Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.
Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Cố
- Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.