Tìm kiếm "SÔNG TÔ"

Chú thích

  1. Nông Cống
    Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
  2. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Khoáy
    Xoáy tóc.
  5. Nuốt lống
    Nuốt không cần nhai.
  6. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  8. Cúc thủy
    Một loại hoa cúc.

    Hoa cúc thủy

    Hoa cúc thủy

  9. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  10. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  11. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  12. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  13. Chành ngoảnh
    To bự, kì dị (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Hàm Luông
    Một trong các nhánh của sông Tiền, là ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km, chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi... Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).

    Cầu bắc qua sông Hàm Luông

    Cầu bắc qua sông Hàm Luông

  15. Mèo
    Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
  16. Kim tiền cổ hậu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim tiền cổ hậu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  17. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  18. Củi rều
    Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
  19. Dang ca
    Nói chuyện dông dài (phương ngữ Nam Trung Bộ).
  20. Hàn Tín
    Một danh tướng thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, có công giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Ông cùng với Trương LươngTiêu Hà được đời sau xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba vị hào kiệt nhà Hán). Sau khi thiên hạ bình định, Hán Cao Tổ Lưu Bang vì e ngại tài năng của Hàn Tín nên giáng chức ông xuống thành Hoài Âm hầu, tước quyền bính. Đến năm 196 TCN, Hàn Tín mưu phản, bị Lã Hậu giết cả ba họ.

    Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.

  21. Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.

    Bắn ná

    Bắn ná

  22. Thạch Sanh
    Nhân vật chính trong truyện cổ tích và truyện thơ Nôm cùng tên, ra đời vào khoảng thế kỉ 18. Thạch Sanh là một chàng trai đốn củi hiền lành, kết nghĩa anh em với Lý Thông. Mẹ con Lý Thông bày mưu kế để giết Thạch Sanh, nhưng chàng đều thoát nạn. Cuối truyện, Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, nối ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông thì bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.
  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.