Ăn trầu phải nhả trầu ra
Dị bản
Ăn trầu phải mở trầu ra
Phòng có thuốc độc hay là mặn vôi
Ăn trầu phải mở trầu ra
Phòng có thuốc độc hay là mặn vôi
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Têm trầu thì têm lạt vôi,
Bửa cau long hạt, cộc ơi là què!
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Đi chợ thì quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung
Một sông dễ bắc mấy cầu
Thiếp là phận gái, biết hầu mấy nơi?
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Thân em là gái biết hầu mấy nơi
Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười
Em têm trầu, têm cho anh một miếng
Anh có vợ nhà làm biếng quên têm
– Bạn ăn trầu cho ta một miếng
Chớ vợ ta ở nhà lười biếng không têm
– Bạn có ăn trầu để khoan đó đã
Để ta ăn rồi ta nhả bã ta cho
Cau già lỡ lứa bán trăm
Chị nọ lỡ lứa biết nằm cùng ai?
Miếng trầu ai rọc ai têm
Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng
Xa xôi ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu nầy anh chỉ cố công
Từ vua đến chúa cũng dùng trầu ta
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng chuộng, phật bà cũng yêu
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu,
Vậy tôi để hàng rào, ai hiểu ý thời ăn
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)