Tìm kiếm "đầu gà"
-
-
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống
Dị bản
Làm rể chớ xào thịt trâu,
Làm dâu chớ đồ xôi lạiLàm rể chớ nấu thịt trâu,
Làm dâu chớ rang cơm nguội
-
Có thủy có chung
-
Lá chanh lá bưởi sẵn đầy
-
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Áo màu nu tra bộ nút vàng
Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lênDị bản
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Hai bên hai lưỡi gươm vàng
Chết thời chịu chết, xa chàng không xa
-
Đêm khuya thắp chút dầu dư
-
Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu
-
Trời mưa lác đác ruộng dâu
-
Ví dầu cha đánh, mẹ treo
-
Năm ni em mắc chăn tru
Dị bản
Năm ni em mắc chăn bò
Vài năm chi nữa về lo việc nhà
-
Áo dài năm nút hở bâu
-
Ngó ra Hòn Lớn ba lần
-
Chim sâu đậu trên nhành sầu đâu
-
Đèn Huê kỳ ống khói trắng, bình dầu xanh
-
Ví dầu quần áo tả tơi
Ví dầu quần áo tả tơi
Một sương hai nắng mà thảnh thơi trong lòng -
Râm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Đèn hết dầu tim lại nhấp nhem
Đèn hết dầu, tim lại nhấp nhem
Em muốn về giữ niềm trung hiếu để mấy đứa em đặng nhờ -
Ví dầu ngày tháng thoi đưa
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống
- Thịt trâu và rau muống khi chế biến qua lửa sẽ ngót lại rất nhiều, nên người xào hai món này dễ bị hiểu lầm là ăn vụng.
-
- Thủy
- Từ Hán Việt dùng chỉ cái đầu tiên, cái trước hết. Được dùng trong các từ "Khởi thủy", "Thủy tổ", ...
-
- Chung
- Từ Hán Việt dùng chỉ cái sau cùng, được dùng trong các từ "Chung cuộc", "Chung kết", ...
-
- Hương nhu
- Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đông sàng
- Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Hội Khám
- Tên một lễ hội được tổ chức vào mồng 7 tháng 4 âm lịch hằng năm tại làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhằm tôn vinh ba vị thần là Lạc Long Quân, Tri Sơn (Sơn thần) và Tri Thủy (Thủy thần). Trong lễ hội có các nghi thức rước Lạc Long Quân về đình, hội đồng Thành hoàng, tế lễ cầu mùa, đón trận mưa đầu mùa.
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Du
- Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Áo dài
- Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Hòn Lớn
- Tên chữ là Đại Dự, một hòn đảo lớn nằm trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Phía sau đảo này rất kín gió, nên là nơi che chắn giông bão, tàu thuyền cho người đi biển.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
-
- Chim sâu
- Tên chung của một số loài chim nhỏ như chim sẻ, thường ăn mật hoa, quả mọng, nhện và sâu bọ.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Lia thia
- Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Đèn dầu
- Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Theo kinh nghiệm của nhân dân, vào những ngày đầu tháng Tư, bầu trời thường có mây đen và sau đó là những cơn mưa đầu hè, do đó mà có câu “Râm râm hội Khám, u ám hội Dâu.” Còn hội Gióng là nơi quy tụ nhiều khách thập phương đến xem diễn lại sự tích "Thánh Gióng đánh giặc Ân." Trẻ con trong làng và quanh vùng cũng bắt chước diễn trận, từ đó mới sinh ra cái cảnh "vỡ đầu hội Gióng."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.