Khen rằng nếp dẻo hơn xôi
Không tin nấu thử một nồi mà ăn
Tìm kiếm "phụng mây"
-
-
Trời mưa thì mặc trời mưa
Trời mưa thì mặc trời mưa
Tôi không có nón, trời chừa tôi ra. -
Hãy xin bớt giận làm lành
-
Bây giờ mới được thế này
Bây giờ mới được thế này
Xưa kia cắn rận bảy ngày trừ cơm -
Chuột nằm ăn lúa khoanh đuôi
-
Chưa chồng nón đội nón treo
Chưa chồng nón đội nón treo
Có chồng nón bỏ chuồng heo cũng tìm -
Ở nhà với mẹ với cha
-
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
-
Dài lưng tốn vải
Dài lưng tốn vải
-
Giá áo túi cơm
Giá áo túi cơm
-
Lo bò trắng răng
Lo bò trắng răng
-
Nhà anh lợp những mo nang
-
Tiếng đồn anh thật anh thà
-
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Lấy chồng cờ bạc như voi phá nhà -
Bạc ba quan tha hồ mở bát
-
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Cô kia có tính dở người
-
Làm trai phải biết đủ nghề
-
Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Dị bản
Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Cỏ non chưa mọc trong lòng thọ thai
-
Thà rằng chịu lạnh nằm không
Thà rằng chịu lạnh nằm không
Còn hơn lấy gái lẹm cằm, răng hôDị bản
Chú thích
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xóc đĩa
- Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Khuê Cầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đánh quay
- Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...
Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.
Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Cố
- Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
-
- Bù
- Cháo. Đây là gốc của từ bồi, nghĩa là cháo đặc.
-
- Củ chạc, củ chài
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Củ chạc, củ chài, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Lẹm cằm
- Cằm chẻ.