Lửng lơ vừng quế soi thềm
Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng
Gió thu thổi ngọn phù dung
Dạ nàng là sắt anh nung cũng mềm
Tìm kiếm "giờ dần"
-
-
Cờ bạc nó đã khinh anh
-
Phải gần, lóng trước đã gần
Dị bản
Phải gần năm ngoái đã gần
Năm nay có tưởng mười phần cũng không
-
Ngồi tựa vườn đào
Ngồi tựa vườn đào
Thấy người thục nữ ra vào
Lòng những vấn vương
Gió lạnh đêm trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường
Cô để đó chờ ai?
So chữ sắc tài
Yêu nhau chớ để cho người trăng gió hái hoa
Nguyện với trăng già
Tơ hồng kết lại một nhà đầm ấm yên vui
Ngồi tựa vườn đào
Thấy người tri kỷ ra vào
Em những ngẩn ngơ
Tháng đợi năm chờ
Nỗi niềm tâm sự bây giờ biết ngỏ cùng aiDị bản
-
Biết rằng chồng ai, vợ ai
Biết rằng chồng ai, vợ ai
Bao giờ ra bản ra bài sẽ hay -
Phải lòng vì duyên vì ngãi
-
Trời cao thăm thẳm, đất dày
-
Lênh đênh chiếc lá giữa dòng
-
Cậu lậu, cậu ở bình vôi
-
Cậu lậu, cậu ở cây bàng
-
Ai chồng, ai vợ mặc ai
-
Biết rằng chồng ai vợ ai
Biết rằng chồng ai, vợ ai
Bao giờ đeo nhẫn xỏ hài hẵn hay -
Hồi nào lê lựu một nhành
-
Hồi nào làm bạn với qua
-
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm,
Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay. -
Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Bao giờ xong việc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng. -
Cuối thu trồng cải trồng cần
Cuối thu trồng cải trồng cần
Ăn ròng sáu tháng cuối xuân thì tàn
Bây giờ rau muống đã lan
Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi
Mùa nào thức ấy lần hồi
Lọ là đem của cho người ta ăn. -
Lá chanh lá bưởi sẵn đầy
-
Công anh làm rể đã lâu
Công anh làm rể đã lâu
Chỉ ăn cơm hớt với đầu cá rô
Bao giờ anh lấy được cô
Cơm hớt phần chó, đầu rô phần mèo -
Cây bồ đề, lá cũng bồ đề
Chú thích
-
- Cung quế
- Mặt trăng. Theo điển tích Trung Quốc: vua Đường Minh Hoàng đêm Trung thu đi chơi cung trăng, thấy bầy vũ nữ múa hát dưới một cây quế rất to. Từ đó cách nói cung quế, thềm quế, điện quế, bóng quế... đều để chỉ mặt trăng.
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
Những cậy mình cung quế Hằng Nga
(Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du)
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Lóng
- Dạo (lóng rày nghĩa là "dạo này").
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phòng không
- Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
-
- Thủ tiết
- Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Rấp nước
- Ngập trong nước.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Hương nhu
- Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).