Gà ba tháng vừa ăn
Ngựa ba năm vừa cưỡi
Tìm kiếm "bà chuộc"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà bà giàu thịt thà đầu mâm đầy thớt
-
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò
-
O bà cũng nỏ mần chi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mất ba mẫu ruộng trước cửa không bằng mất nửa con buồi
-
Đàn bà lo khi sinh đẻ
-
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Ngồi đâu cũng nói những câu ân tình -
Đàn bà góa như cá nấu canh
Đàn bà góa như cá nấu canh
Đã có bỏ hành, còn thêm tiêu ớt -
Đàn bà đi chợ là vợ đàn ông
Đàn bà đi chợ là vợ đàn ông
-
Cô ba, cô bảy có chồng
-
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Làm chi để tiếng hững hờ chê bai -
Dạy bà lang bốc thuốc
Dạy bà lang bốc thuốc
-
Ngày ba bữa ăn khoai, tối theo trai đi nhởi
-
Tháng ba buôn đỗ, buôn mè
-
Tháng ba trong nước ai ơi
Tháng ba trong nước ai ơi
Nhịn cơm nhường mặc mà nuôi bạn cùng -
Đàn bà thì phải nuôi heo
Đàn bà thì phải nuôi heo
Thời vận đương nghèo nuôi chẳng đặng trâu -
Nhà bà đóng cửa bàn pha
-
Nhà bà cất mả Hàm Rồng
-
Tháng ba đói hoa con mắt
-
Miệng bà kí lớn, bà kí banh
Chú thích
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nỏ mần chi
- Chẳng làm gì (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Buồi
- Dương vật.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Xe kéo
- Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
(Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Cửa bàn pha
- Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.