Tìm kiếm "từ lúc"

Chú thích

  1. Giang hồ
    Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.

    Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
    Hình như ta mới khóc hôm qua
    Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
    Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

    (Giang hồ - Phạm Hữu Quang)

  2. Cơ đồ
    nghĩa là nền, đồ là bức vẽ. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh: [Cơ đồ là] cơ nghiệp bản đồ, kể về việc cả nước, hoặc việc vương bá. Nền tảng kế hoạch, kể về việc thông thường.
  3. Có bản chép: Một ngày tu tác cơ đồ lại nên.
  4. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  5. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  6. Nọc
    Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.

    Nọc

    Nọc

  7. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  8. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  9. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  10. Có ý kiến cho rằng "người áo trắng" trong dị bản này chỉ ông Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, và tác giả bài ca dao này chính là bà Trần Thị Thạnh, phu nhân của ông. Xem thêm về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trên Wikipedia.
  11. Thầu dầu
    Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.

    Cây thầu dầu

    Cây thầu dầu

  12. Đậu quyên
    Một họ đậu gần giống đậu ngự, cho hạt màu trắng kem hoặc xanh nhạt, nhỏ, hình trái thận. Hạt đậu quyên vừa có chất bột vừa có chất béo, ăn giòn, thường dùng để nấu chè hoặc ninh với thịt gà.

    Đậu quyên

    Đậu quyên

  13. Cầu Tràng Tiền
    Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.

    Cầu Tràng Tiền

    Cầu Tràng Tiền

  14. Niên
    Năm (từ Hán Việt)
  15. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  16. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giật sập hai nhịp phía tả ngạn trong chiến lược "Tiêu thổ kháng chiến" của Việt Minh. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
  18. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  19. Đàn cò
    Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  20. Cái Cá
    Một địa danh nay thuộc phường 1, thành phố Vĩnh Long, nằm bên dòng sông Cổ Chiên. Tại đây có các địa danh liên quan như xóm Cái Cá, cầu Cái Cá, họ đạo Cái Cá...
  21. Chợ Nhà Đài
    Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
  22. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  23. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  24. Kinh Thi
    Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
  25. Mạnh Tử
    Một nhà triết học Trung Quốc vào thời Chiến Quốc. Ông tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh năm 372 TCN vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ. Ông là học trò xuất sắc Khổng Tử, và được đời sau xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, được tôn là Á thánh (chỉ sau Khổng Tử).

    Tranh vẽ Mạnh Tử

    Tranh vẽ Mạnh Tử

  26. Chi rứa
    Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Hòn Hèo
    Tên một bán đảo thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 15 cây số. Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (cao 813m) nằm chính giữa. Theo dân gian, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều cây hèo, nên gọi là Hòn Hèo.

    Hiện nay Hòn Hèo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.

    Phong cảnh Hòn Hèo

    Phong cảnh Hòn Hèo

  28. Đất Đỏ
    Vùng cao nguyên đất đỏ badan thuộc huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Ở đây nổi tiếng có giống heo thịt rất ngon, thường được dùng làm nem Ninh Hoà, một đặc sản của tỉnh Khánh Hoà.

    Nem Ninh Hoà

    Nem Ninh Hoà

  29. Đồng Cọ
    Vùng núi nay thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ở đây có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo, gọi là mưa Đồng Cọ.
  30. Tu Bông
    Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
  31. Ổ Gà
    Một ngọn núi có tên chữ là Phúc Như, nay thuộc xã Ninh Ðông, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách huyện lị Ninh Hòa khoảng 3 km về phía Bắc, dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngày xưa, nơi đây cây cối rậm rạp, cọp beo lui tới rất nhiều, thường gây tai họa cho dân và khách qua đường. Trên núi có một miếu thờ gọi là miếu Ông Hổ, ngày nay vẫn còn.
  32. Đồng Lớn
    Còn có tên là Đại Đồng, một hòn núi gần núi Đồng Cọ, nay thuộc xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo Đại Nam nhất thống chí, vùng này xưa kia là chiến trường có nhiều người chết, oan khí không tan, kết thành ma, hay quấy phá mọi người, ít ai dám qua lại một mình.
  33. Công trình
    Công phu khó nhọc.
  34. Đay
    Nói đi nói lại cho bõ tức, với giọng điệu làm người ta khó chịu.
  35. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).