Nghiêng tai hỏi nhỏ Phật đồng
Trai tơ lấy gái có chồng đặng không?
Ông Phật ông nói rằng không
Trai tơ phải lấy gái tơ
Ông bà gì bắt mà lại quơ đàn bà
Tìm kiếm "lúa ré"
-
-
Anh về Bình Định chi lâu
-
Chị về dựa bóng sao Mai
-
Chim bay về rú về non
-
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Lấy lời vàng đá mà nguyền non sâu
Ngày thăm thẳm nhớ non sâu
Đêm khuya vò võ dạ sầu đăm đăm
Tiếc về đôi chữ tình thâm
Cho nên bối rối ruột tằm chẳng khuây
Tình thâm kẻ đấy người đây
Đã xe chỉ thắm còn lay cành sầu
Biết nhau xin nhớ lời nhau
Chơi hoa phải giữ lấy màu cho hoa. -
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh -
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Chàng cho thiếp mượn che trời nắng mưa
Nón chàng thiếp đội cũng vừa
Cái nón cũng đẹp, cái tua cũng giòn -
Cầm lược lại nhớ đến gương
Cầm lược lại nhớ đến gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhauDị bản
Cầm lược thì nhớ đến gương
Nằm chăn nhớ chiếu, nằm giường nhớ nhauCầm lược thì nhớ tới gương,
Cầm khăn nhớ túi, đi đường nhớ nhau
-
Cầm tay lại nắm lấy tay
Cầm tay lại nắm lấy tay
Ai bóc nên trắng, ai day nên tròn
Tay em vừa trắng vừa tròn
Anh cầm mát lạnh như hòn đá xanh
Tay em nắm lấy tay anh
Dù ai nói quẩn nói quanh mặc lòng
Tay ấy đáng vợ đáng chồng
Duyên trời đã định tơ hồng đã xe -
Ra về anh đứng cửa chùa
Ra về anh đứng cửa chùa
Như chuốc lấy nhớ như mua lấy sầu
Trông em chẳng thấy em đâu
Thấy cô sư bác thêm sầu tương tư -
Lửng lơ vừng quế soi thềm
-
Thân em như cái chuông vàng
– Thân em như cái chuông vàng
Để trong thành nội có ngàn lính canh
– Thân anh như thể cái chày
Bỏ lăn, bỏ lốc chờ ngày dộng chuôngDị bản
-
Mấy khi rồng gặp mây đây
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây trôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây -
Muốn ăn cơm trắng cá kho
Muốn ăn cơm trắng cá kho
Trốn cha trốn mẹ xuống đò theo anh -
Cô kia đi đường này với ta
Cô kia đi đàng này với ta
Trồng đậu, đậu tốt, trồng cà, cà sai
Cô kia đi đàng ấy với ai
Trồng bông, bông héo, trồng khoai, khoai hàDị bản
-
Trách ai ăn ở hai lòng
-
Anh có thương em đem bạc với tiền
-
Trăm nơi ngàn chốn đón đưa
Trăm nơi ngàn chốn đón đưa
Không bằng chốn cũ khi xưa thiệt lòng. -
Có trăng em phụ ánh đèn
Có trăng em phụ ánh đèn
Có chồng em phụ bạn quen không chào. -
Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi
Dị bản
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm suốt tháng như tôi với nàng
Chú thích
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Đồng bạc Mexicana
- Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cung quế
- Mặt trăng. Theo điển tích Trung Quốc: vua Đường Minh Hoàng đêm Trung thu đi chơi cung trăng, thấy bầy vũ nữ múa hát dưới một cây quế rất to. Từ đó cách nói cung quế, thềm quế, điện quế, bóng quế... đều để chỉ mặt trăng.
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
Những cậy mình cung quế Hằng Nga
(Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du)
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Dộng
- Đánh đấm, thụi (bằng nắm tay hoặc vũ khí dạng gậy gộc). Cũng hiểu là giáng mạnh vật gì đó.
-
- Hoàng thành Thăng Long
- Gọi tắt là thành Hà Nội hoặc Hà thành, một công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến nước ta. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, tại thành Hà Nội đã xảy ra ít nhất hai trận đánh quan trọng: trận thành Hà Nội thứ nhất (20/11/1873) và trận thành Hà Nội thứ hai (25/4/1882). Chỉ huy thành trong hai trận này lần lượt là đô đốc Nguyễn Tri Phương và tổng đốc Hoàng Diệu.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoai hà
- Khoai bị bệnh đốm đen, khi luộc không mềm, vị đắng không ăn được, còn gọi là khoai rím.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Cầu Đôi
- Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.
-
- Tháp Hưng Thạnh
- Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.