Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Chăn huyên đường ấp ủ năm canh
Con nay tuổi trẻ đầu xanh
Lớn lên con phải đua tranh với đời
Đã sinh ra kiếp làm người
Gom tài góp sức cùng đời đua chen
Tìm kiếm "già la"
-
-
Hàng rào hư vô cớ
-
Có chồng nên bớt hoa tai
-
Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ
-
Phụ mẫu em không có con trai
-
Trên trời có đám mây xanh
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Rửa chân cho chí rửa tay
Chớ rửa lông mày chết cá ao anhVideo
-
Trống treo ai dám đánh thùng
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vờiDị bản
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn lẫn trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
-
Bao giờ cho lúa trổ bông
Bao giờ cho lúa trổ bông,
Cho chị có chồng, em gặm giò heo
– Giò heo chị để chị treo
Em lấy giò mèo em gặm em chơi -
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Xuồng câu tôm đậu sát bến nga
Thấy em mất mẹ còn cha
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?Dị bản
Chiếc tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát cành đa
Thấy em có chút mẹ già
Muốn vô nuôi dưỡng biết là đặng không.Tàu Nam Vang chạy ngang sông Hậu
Tàu Vĩnh Thuận hay đậu Tam Bình
Đôi ta nặng nghĩa nặng tình
Biết cha với mẹ hay chuyện chúng mình ra sao ?Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga
Em thấy anh có mỗi mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng vậy mà đặng không.
-
Thứ nhất vợ dại trong nhà
-
Vì chàng thiếp phải long đong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp đã xong một bề
Vì chàng thiếp phải ủ ê
Thiếp ở chàng về chàng tính làm sao? -
Chàng ơi trẩy sớm hay trưa
-
Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
-
Thứ nhất thì tu tại gia
-
Tưởng rằng trong đạo mẹ cha
-
Anh về hái đậu trẩy cà
-
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mua cam phải quít, mua dưa phải bầu
Mua kim mua phải lưỡi câu
Mua mật phải dầu, cực lắm anh ơi -
Nuôi tằm cần phải có dâu
-
Mực văng vô khó chùi
Mực văng vô giấy khó chùi
Vô vòng chồng vợ sụt sùi sao nên
Hồi nào nhắn xuống nhắn lên
Bây giờ thì đứng một bên không nhìn
Bông xứng bông, bình lại xứng bình
Mực Tàu xứng giấy, hai đứa mình sao chẳng xứng đôi?Dị bản
Chú thích
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bát Tràng
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với truyền thống làm gốm sứ.
-
- Hồ bán nguyệt
- Hồ có hình dạng nửa hình tròn. Bán nguyệt nghĩa là một nửa mặt trăng (từ Hán-Việt).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mùng
- Màn.
-
- Nhá
- Nhai (phương ngữ)
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Nga
- Một loại cỏ thân ống thường mọc ven sông nước ở miền Tây Nam Bộ.
-
- Hoạn dưỡng
- Nuôi nấng và chăm sóc (từ Hán Việt).
-
- Tam Bình
- Tên một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Huyện có đặc sản là cam sành, nổi tiếng thơm ngon và ngọt. Ngoài ra, huyện còn có khu di tích Cái Ngang, chùa Kỳ Sơn, chùa Phước Sơn.... đều là những điểm thu hút khách tham quan cả nước.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Tưởng
- Nghĩ, cho rằng.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Hom
- Đoạn thân cây dùng để giâm thành cây mới.
-
- Bông
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Phong
- Dân gian gọi là cùi, phung, đơn phong, một loại bệnh khiến cho da thịt người bệnh phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể. Sau đó, các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần. Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh phong cùi trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, bị hắt hủi, xa lánh, thậm chí ngược đãi (thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).