Sinh ra từ lũy tre xanh,
Kết đôi phu phụ lòng thành với ai.
Dẫu rằng quý khách vãng lai,
Miếng ngon vật lạ về hai đứa mình
Tìm kiếm "từ nan"
-
-
Thôi thôi từ giã bạn vàng
-
Bốn cột tứ trụ
-
Gặp nhau từ bến Phú Nhi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Vợ chồng hủ hỉ ăn nằm với nhau
Nhớ hồi nào bà ốm bà đau
Tôi lo thang thuốc cho bà mau chóng lành
Bây giờ bà béo nước bà ngọt canh
Bà quên đi cái nghĩa ba sinh thuở nào
Tôi nói ra chẳng phải tính công lao
Tôi nuôi bà mập ú cặp nhũ bà tròn inh
Bây giờ bà bạc nghĩa bạc tình
Để tôi ngậm đắng cũng chịu đành vậy thôi
Gia tài chẳng có là bao
Chỉ có cái cối giã gạo của tôi với bà
Mai này lỡ có ra tòa
Bà rinh cái cối tôi na cái chày
Đêm về ngẫm nghĩ gác tay
Cái cối bà lạnh lẽo mới sang mượn cái chày của tôi. -
Tiếng đồn ông Tú Đỉnh
-
Tau lắng nghe từ trước đến sau
Tau lắng nghe từ trước đến sau
Con nào phỉnh dỗ chồng tau thì chừa
Tau đây không phải tay vừa
Tau cạo trọc lóc, không chừa tóc con
Mày đừng dỗ ngọt dỗ ngon
Tiếng to tiếng nhỏ, không khôn chi mặt mày
Mả cha tám kiếp con đĩ này
Gọt đầu cắt tóc cho mày biết thân! -
Mồng tám tháng tư không mưa
-
Anh thương em từ thuở mẹ bồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ em lớn, lấy chồng bỏ anh -
Vàm Nao có tự thuở nào
-
Thà anh thọ tử ông Lưu Huyền
-
Đất láng quyên tự nhiên cỏ mọc
Dị bản
-
Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng
-
Anh quen em từ thuở đón bò
Anh quen em từ thuở đón bò
Bẻ cây, góp lá tại gò bên sông
Ngày nay em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng mừng em -
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời
Mần quan ra rồi
Vượt lòng không cạn
Tây sang buôn bán
Viện lấy giữ nhà
Ai biết sự là
Tây sang cướp nước
Khi mới sang, đánh được
Răng không đánh đi cho … -
Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết
-
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
Bởi mang chữ nghèo con bạn ngọc mới thôi -
Thế gian sinh tử sự thường
-
Tiếng đồn nữ tú nam thanh
-
Anh đi ghe từ Vĩnh Long đi Vĩnh Mỹ
Chú thích
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Sông Vịnh
- Cũng gọi là sông Cửa Khẩu, tên một đoạn sông nhỏ ở Hà Tĩnh do sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành. Sông dài khoảng 10 km, nay thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Phú Nhi
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh tẻ truyền thống rất nổi tiếng.
-
- Đại Đồng
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh đúc truyền thống nổi tiếng.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Nhũ
- Vú (từ Hán Việt).
-
- Na
- Mang theo, vác theo (phương ngữ, khẩu ngữ).
-
- Trần Đỉnh
- Tục gọi là Tú Đỉnh (vì đỗ Tú tài), người làng Gia Cốc, nay thuộc xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông nguyên là thành viên Nghĩa Hội Quảng Nam, cũng vừa là Tán Tương Quân Vụ vùng chín xã Sông Con thuộc miền nguồn tây Đại Lộc. Trước ngày Pháp tấn công vào Bộ chỉ huy ở Trung Lộc, ông nghe lời chiêu hồi của vua Đồng Khánh, đến chiến khu Trung Lộc thuyết phục Nguyễn Duy Hiệu cùng ra đầu hàng. Ông Hiệu đã ra lệnh chặt đầu Trần Đỉnh bêu ở chợ Trung Lộc để răn đe.
-
- Chín xã Sông Con
- Chín xã thuộc huyện Đại Lộc, quanh lưu vực sông Con. Nơi đây từng là căn cứ của Nghĩa hội Quảng Nam thời Cần Vương. Vùng này cũng gọi là Tân tỉnh (tỉnh mới, đối lập với Hội An là tỉnh lị cũ do Pháp chiếm đóng).
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Vàm Nao
- Tên một con sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, sông này "đứng làm ranh giới giữa Long Xuyên và Châu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là 'pãm pênk nàv'."
-
- Cá hô
- Một loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có kích thước rất lớn (có những con nặng hơn 100kg), được đánh bắt để làm mắm và nhiều món ăn ngon. Cá hô trước đây có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, nhưng hiện nay đã gần tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ.
-
- Cá bông lau
- Một loại cá nước lợ có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá có mình trắng, da trơn, thân có lớp mỡ dày rất béo. Cá bông lau gắn liền với các món ăn dân dã đặc trưng miền Tây Nam Bộ như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ...
-
- Thụ tử
- Chịu chết (chữ Hán). Cũng đọc là thọ tử.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Thụ nhục
- Chịu nhục nhã.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Thất danh
- Mất danh dự.
-
- Láng nguyên
- Còn hoang, chưa ai khai phá (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Thị tứ
- Khu vực có dân cư đông đúc, các ngành buôn bán phát triển. Từ này đôi khi cũng được dùng như tính từ.
-
- Kinh Cùng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Củi lụt
- Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Vĩnh Long
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.
-
- Vĩnh Mỹ
- Tên một làng nay là xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
-
- Vĩnh Bình
- Địa danh nay thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.