Tìm kiếm "xương gà"
-
-
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mềmDị bản
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra, bậu lấy ăn mày
Nước sông gạo chợ, ngày rày khỏi lo!Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ta cầm bậu lại quét nhà nấu cơmVí dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn
-
Anh thương em lẫn đẫn, lờ đờ
Anh thương em lẫn đẫn, lờ đờ,
Xuống sông hỏi cá, lên bờ hỏi chim. -
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em anh bơi xuồng xuống, lúc đứng lúc chèo
Cả ngày đường xa vắng, nhưng em chê phận anh nghèo phải khổ tấm thân.Dị bản
Chợ Ngã Năm bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em, anh giang xuồng lên xuống, lúc nghỉ lúc chèo
Cả ngày đường xa mưa nắng, em chê phận anh nghèo, thiệt khổ tấm thân anh.
-
Lạc lò cò
Lạc lò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân trước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập. -
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
-
Ăn chanh chíp miệng chua chua
-
Làm chi trong dạ ngập ngừng
-
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng,
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông,
Cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Đến đây xui khiến đem lòng thương em.Dị bản
Cây trên rừng hoá kiểng,
Cá dưới biển hoá long,
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong.
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Đến đây trời khiến đem lòng thương em.Trên trời có mây hóa kiểng,
Dưới biển có cá hoá long.
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Tới đây trời khiến đem lòng thương em.Trên rừng có cây hoa kiểng,
Dưới biển có cá hóa long.
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Tới đây trời khiến đem lòng thương em.Cây trên rừng hóa kiểng, cá ngoài biển hóa rồng
Cá lòng tong giữa bóng ăn rong
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Tới đây ông trời khiến đem lòng yêu em.
-
Miễn bậu đành ừ, qua chẳng từ lao khổ
Miễn bậu đành ừ, qua chẳng từ lao khổ
Dẫu lên rừng tìm hổ
Hay xuống biển kiếm rồng
Trước sau vẫn giữ vẹn một lòng
Vào lòn ra cúi anh cũng một lòng thương em -
Ù ơ ba trái ù ơ
-
Cùng nguyền một tấm lòng son
-
Chim kêu chíp chíp trên mái nhà
Chim kêu chíp chíp trên mái nhà,
Đây ta không muốn sao đó đà cứ xuống lên. -
Kìa Di Lĩnh đó mây tà
-
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch bạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua -
Nếu em còn ngại, qua thề lại cho em tường
-
Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước
-
Đèn treo dưới xáng tỏ rạng bờ kinh
-
Trời mưa lác đác ruộng dâu
-
Mèo nằm cho chuột đến vồ
Chú thích
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Nam thanh nữ tú
- Đảo ngữ của "nam tú nữ thanh," có nghĩa là nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì dịu dàng, thanh cao.
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Chíp miệng
- Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chợ Chùa
- Tên dân gian của một ngôi chợ có từ lâu đời, hiện nằm ở khu vực trung tâm huyện Nghĩa Hành, đồng thời cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sống và làm việc những năm tháng cuối đời.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
-
- Lòng son
- Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Xáng
- Tàu, thuyền lớn (phương ngữ Nam Bộ). Từ này cũng như từ xà lan có gốc từ tiếng Pháp chaland, một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc...
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.