Tìm kiếm "mặt trời"
-
-
Đời người như cảnh phù du
Đời người như cảnh phù du
Sớm còn tối mất, công phu nhọc nhằn -
Lấy chồng ăn những của chồng
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi -
Đầu làng có con chim xanh
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Đường về bên ấy bao xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết xe mình với taDị bản
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Anh thương cô mình tha thiết, thiết tha
Cành cao cao bổng, cành la, la đà
-
Một đàn cò trắng phau phau
-
Không ai có ngãi như anh
-
Con mèo con chó có lông
-
Công anh chẻ nứa đan bồ
-
Lẻ loi như cụm núi Sầm
-
Canh bầu nấu với cá trê
-
Có bệnh thì vái tứ phương
Có bệnh thì vái tứ phương
Không bệnh chẳng mất nén hương, giấy vàng -
Cách nhau một bức rào thưa
-
Ai ơi chơi lấy kẻo chầy
-
Thương sao thương quá bất nhơn
-
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
Cực lòng em phải nói ra
Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tànDị bản
-
Giã ơn ai có cây dừa
-
Lẳng lơ đeo nhẫn chẳng chừa
Lẳng lơ đeo nhẫn chẳng chừa
Nhẫn thì rơi mất, lẳng lơ vẫn còn. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trèo lên cây khế giữa ngày
Trèo lên cây khế giữa ngày
Váy thì tụt mất, lưỡi cày thò ra
Lưỡi cày ba góc chẻ ba,
Muốn đem đòn gánh mà va lưỡi cày -
Thương thay thân phận trái dừa
-
Anh về ba bữa anh lên
Chú thích
-
- Khác nữa là
- Không khác gì.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Núi Sầm
- Tên một hòn núi (thực chất là một dãy đồi thấp) nằm giữa đồng lúa tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa ba cây số về phía Tây.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Bất nhơn
- Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.