Tìm kiếm "lờ lờ nước"

Chú thích

  1. Nói nửa chừng
    Nói nửa vời, nói nước đôi.
  2. Có bản chép: Người khôn nói tiếng lừng khừng.
  3. Tháng một
    Tháng thứ mười một trong âm lịch, tục gọi là tháng Một (không phải là nói tắt của "tháng Mười Một").
  4. Chạp
    Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
  5. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  6. Tậu
    Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
  7. Ải
    Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.

    Cày ải đất

    Cày ải đất

  8. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  9. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  10. Rỗi ràng
    Rỗi rãi, rảnh rỗi.
  11. Nực
    Oi bức, nóng.
  12. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  13. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  14. Ý nói được ăn mặc sung túc.
  15. Bôn hành
    Vội vã xuôi ngược (bôn nghĩa là chạy vội).
  16. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  17. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  18. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  19. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Xưởng.
  20. Đười ươi
    Loài linh trưởng chi họ Người, lông rậm màu vàng sẫm pha trộn với màu xám. Chúng thuộc loại gần gũi nhất với con người cả về mặt hình thể lẫn trí tuệ, có thể sử dụng công cụ một cách tinh vi. Đười ươi ngày nay có nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do nạn chặt phá rừng.

    Đười ươi

    Đười ươi

  21. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  23. Chơn
    Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Đô Lương
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
  25. Cát Ngạn
    Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
  26. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).