Ca dao Mẹ

  • Anh là con trai nhà nghèo

    Anh là con trai nhà nghèo
    Nàng mà thách thế anh liều anh lo
    Cưới em anh nghĩ cũng lo
    Con lợn chẳng có, con bò thì không
    Tiền gạo chẳng có một đồng
    Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần
    Sớm mai sang hiệu cầm khăn
    Cầm được đồng bạc để dành cưới em
    Ba hào anh để mua tem
    Gửi thư mời khắp anh em xa gần
    Trăm năm kết ngãi Châu Trần
    Nhớ ngày nên lứa giao loan với mình
    Họ hàng ăn uống linh đình
    Cả tỉnh Hà Nội đồn mình lấy ta
    Hào tư anh để mua gà
    Sáu xu mua rượu, hào ba đi tàu
    Bẩy xu mua lấy trăm cau
    Một hào mua gói chè tầu uống chơi
    Một hào cả đỗ lẫn xôi
    Một hào gạo tẻ với nồi rau dưa
    Anh ngồi anh tính cũng vừa
    Cưới em đồng bạc chẳng thừa một xu

    Dị bản

    • Ai về đừng bảo cầm khăn
      Có một đồng bạc để dành cưới em
      Ba hào thời để mua tem
      Mời hết thiên hạ anh em xa gần
      Cưới em ăn uống linh đình
      Sơn Tây, Hà Nội đồn mình lấy ta
      Một hào anh mua con gà
      Hào hai đi chợ, hào ba đi tàu
      Năm xu mua gói thuốc lào
      Hào tư mua gói chè tầu uống chơi
      Một hào đong gạo thổi xôi
      Năm xu mua thịt, còn thời rau dưa
      Anh ngồi anh tính cũng vừa
      Cưới em đồng bạc còn thừa một xu

  • Bình luận

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  2. Hàng xứ
    Người ở nơi khác, xa lạ, không quen biết.
  3. Cầm
    Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
  4. Đồng bạc Mexicana
    Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.

    Đồng bạc con cò

    Đồng bạc con cò

  5. Hào
    Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.

    Tiền giấy năm hào

    Tiền giấy năm hào

  6. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  7. Giao loan
    Một loại keo tương truyền được chế tạo bằng máu con chim loan, rất chắc, có thể nối được cả dây cung. Theo điển tích Trung Quốc, vua Hán Vũ Đế được dâng keo giao loan. Một lần đi săn, dây cung bị đứt, vua dùng loại keo này để nối lại, bắn tiếp cả ngày thấy không đứt, bèn đặt tên là "tục huyền giao," nghĩa là keo nối dây cung. Giao loan nghĩa bóng chỉ tình cảm keo sơn, gắn bó bền chặt.
  8. Linh đình
    (Hội hè, cỗ bàn) được tổ chức rất to và sang trọng, mang hình thức phô trương.
  9. Tỉnh Hà Nội
    Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

    Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

  10. Chè tàu
    Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
  11. Sơn Tây
    Một địa danh ở Bắc Bộ, nay là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Vào thế kỉ 15, đây là trấn sở Sơn Tây, đổi thành tỉnh Sơn Tây vào năm Minh Mệnh thứ hai (1832). Sơn Tây nổi tiếng có làng Đường Lâm, quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, nên gọi là đất hai vua.

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

  12. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  13. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  14. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  15. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  16. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  17. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  18. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  19. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  20. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  21. Này (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  23. Hạ giới
    Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
  24. Ngọc Hoàng Thượng Đế
    Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.

    Hình tượng Ngọc Hoàng

    Hình tượng Ngọc Hoàng

  25. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
  26. Thủy Tế
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  27. Viền
    Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Chạc
    Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
  29. Bò trao chạc, bạc trao tay
    Làm việc gì cũng phải rạch ròi, dứt điểm.
  30. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
    Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.
  32. Đông Hồ
    Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

  33. Gưởi
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gưởi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  34. Máu gà lại tẩm xương gà
    Anh em trong một nhà có hiềm khích, đánh nhau đổ máu.
  35. Hàng Cá
    Tên một con phố thuộc hệ thống phố cổ Hà Nội, đi từ Hàng Đường, cắt ngang phố Chả Cá, đến phố Thuốc Bắc. Xưa kia, khi còn chưa lấp sông Tô Lịch, nơi đây gần cửa sông nên là nơi tập trung bán cá, gọi tên là trại Tiền Ngư (cá tươi).
  36. Hàng Hương
    Nay là phố Hàng Cháo, trước đây chuyên sản xuất loại hương đen cổ truyền. Từ vài chục năm nay còn có một phố Hoàng Hương khác do một số người có nghề làm hương trầm quê ở làng Đông Lỗ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên di cư sang sinh sống lập ra. Phố Hoàng Hương này chỉ dài dài 65m, rộng 6m, nối giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế.
  37. Lồn Hàng Cá, má Hàng Hương
    Câu đùa về hai loại mùi hôi và thơm nhất Hà Nội.
  38. Ba Vì
    Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.

    Ba Vì được xem là dãy núi tổ của dân tộc ta.

    Ba Vì

    Ba Vì

  39. Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
    Sơn Tây gần như lúc nào cũng nắng nóng, (cũng như) Ba Vì lúc nào cũng có mây phủ.