Tức nước vỡ bờ
Tìm kiếm "Bố mẹ"
-
-
Con ai đem bỏ chùa này
-
Con cua càng bò ngang đám bí
-
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và mấy câu
Tóc cô chính ở đỉnh đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?Dị bản
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và bốn câu
Tóc cô chính tóc ở đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?
-
Thẳng như rắn bò
Thẳng như rắn bò
-
Chê chồng chẳng bõ chồng chê
Chê chồng chẳng bõ chồng chê
Chê chồng thì ít chồng chê thì nhiều. -
Nước ngược anh bỏ sào xuôi
-
Thấy cô tóc bỏ đuôi gà
-
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu -
Đêm nằm anh bỏ tay qua
-
Gặp đây gắn bó một lời
-
Quay đầu là bờ
Quay đầu là bờ
-
Biết nhau rồi bỏ nhau ư
Biết nhau rồi bỏ nhau ư?
Sao xưa anh nói ngọt như là đường -
Mây xưa cũng bỏ non về
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Chim bay biển Bắc hoa gầy bãi Ðông -
Khoai lang chặt bỏ hai đầu
-
Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ
-
Cau non khéo bổ cũng dày
Cau non khéo bổ cũng dày,
Dầu thương cho mấy, cơ hội này cũng xa
Bây giờ hỏi thật anh Ba
Còn thương như cũ hay là hết thương?
Ban ngày dãi nắng, tối lại dầm sương,
Thân em lao khổ một mình, có thương không mình? -
Hoài phân đem bỏ ruộng người
Hoài phân đem bỏ ruộng người
-
Đôi ta như bộ chén chung
-
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
Chú thích
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Xạ hương
- Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Long ẩn thủy ba
- Rồng nấp nơi sóng nước (chữ Hán).
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.