Có đi mới biết Mê Kông
Có đi mới biết thân ông thế này
Mê Kông chôn xác thường ngày
Có đi mới biết bởi tay xu Bào
Tìm kiếm "ông cháu"
-
-
Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà
Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà
Làm nhà kiêng tuổi đàn ông -
Ai về thăm lại Trà Ôn
-
Thế gian vợ giống tính chồng
Thế gian vợ giống tính chồng
Đời nào đầy tớ giống ông chủ nhà -
Năm nay lúa chín đầy đồng
-
Bằng cái hạt mít
-
Cong cong như hai cái sừng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba con đi chợ long nhong
Ba con đi chợ long nhong
Một con đi giữa bị ong đốt lồn
Một con đi chợ mua cồn
Một con ở lại xoa lồn con kia -
Cứ đêm đêm tôi nằm tôi vuốt bụng tôi gọi trời
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
-
Cô là cô gái bên sông
Cô là cô gái bên sông
Cô muốn bỏ chồng đi lấy ông sư
Gặp sư mười năm, mười tư
Đến ngày mười sáu thì sư bỏ chùa
Ai ngờ cô lại mắc lừa
Vào tay lái muối nó đưa xuống thuyền
Than cái duyên, trách cái duyên
Thôi mặc con thuyền cho nó lênh đênh -
Ra đi thân phận đã liều
-
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền đâu mà chở hàm râu ông già -
Nằm chình chòng như Tôn Tẫn xem thơ
-
Trai tơ lại lấy gái tơ
Trai tơ lại lấy gái tơ
Đi đâu mà vội mà vơ ông già
Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của gái tơ liều mình -
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
-
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông -
Vọng Phu thuộc dãy núi Bà
-
Nước mắt Phú Phong chảy qua Phú Lạc
-
Nam mô Bồ đề, Bồ Tát
Chú thích
-
- Mê Kông
- Trước ta gọi là sông Khung, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới (dài 4.909 km, đứng thứ 12, và về lưu lượng nước đứng thứ 10) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam được gọi chung là hệ thống sông Cửu Long.
Sông Mê Kông là một trong những hệ sinh thái và vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới, có giá trị kinh tế lớn lao đối với người dân sống và canh tác ven sông. Theo ước tính, khoảng hơn 100 triệu người hạ lưu vực đang phụ thuộc vào các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mê Kông trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và các hoạt động phục vụ sinh kế khác.
-
- Xu
- Cách đọc phiên âm tắt của từ tiếng Pháp surveillant, chỉ giám thị hay người trông coi công nhân làm việc trong các công trường, nông trường, nhất là trong các đồn điền cao su thời Pháp thuộc.
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Thoại Ngọc Hầu
- (1761-1829) Tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy, một danh tướng nhà Nguyễn. Ông là người có công rất lớn trong việc khai khẩn vùng Châu Đốc-An Giang hiện nay, với các công trình đào kênh Vĩnh Tế, làm đường Núi Sam-Châu Đốc, lập nhiều làng xã... Sau khi mất, ông được an táng trong lăng dưới chân núi Sam, người dân cũng gọi là lăng Ông Lớn.
-
- Nguyễn Văn Tồn
- (1763–1820) Một danh tướng nhà Nguyễn, có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang) và giúp dân nhiều vùng trong hai tỉnh Vĩnh Long-Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng. Ông nguyên gốc người Khmer, có tên là Thạch Duồng hay Thạch Duông, nhờ lập nhiều công lớn mà được chúa Nguyễn Ánh ban cho tứ danh là Nguyễn Văn Tồn, về sau lại được phong hàm Thống chế, lãnh chức Điều bát nhung vụ (nên được gọi là Thống chế Điều bát). Mùng 4 tháng Giêng năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long). Tại đây vẫn còn đền thờ ông.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Dọi
- Theo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tôn Tẫn
- Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.
-
- Binh cơ
- Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
-
- Yên hà
- (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ hạc là người quen
(Nguyễn Du)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bài này tả một người hút thuốc phiện.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hòn Vọng Phu
- Hai khối đá, một cao, một thấp trông giống một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa trên đỉnh núi Bà, thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hòn Ông
- Một ngọn núi thuộc địa phận xã Phước Tân, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên, nằm trong khu vực hạ lưu sông Ba, ngăn chia Bình Định với Phú Yên. Ngày xưa, nơi đây, là vùng đất mênh mông, đồi núi, rừng cây rậm rạp chen lẫn những thảm cỏ xanh rờn trên thảo nguyên.
-
- Phú Phong
- Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
-
- Phú Lạc
- Tên một làng nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa là làng thuộc Kiên Thanh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Đây là quê hương của người anh hùng Mai Xuân Thưởng, một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định.
-
- Mai Xuân Thưởng
- Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.
-
- Bồ đề
- Danh từ dịch âm từ tiếng Phạn bodhi, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ. Đây là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ trạng thái thông suốt, nhận rõ được bản thân và vạn vật của người tu hành.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Chuối chát
- Chuối hột lúc còn non, thường được dùng trong các món trộn hoặc rau sống.