Ra về đường rẽ chia tư
Đạo chồng nghĩa vợ, ai trao thư chớ cầm
Đôi ta thật dạ đồng tâm
Như chim xây tổ, như tằm kéo tơ
Ra về đường rẽ chia tư
Dị bản
Ra về đàng rẽ chia tư
Ai trao vàng đừng lấy, ai trao thư đừng cầm
Ra về đường rẽ chia tư
Đạo chồng nghĩa vợ, ai trao thư chớ cầm
Đôi ta thật dạ đồng tâm
Như chim xây tổ, như tằm kéo tơ
Ra về đàng rẽ chia tư
Ai trao vàng đừng lấy, ai trao thư đừng cầm
Chị về em lại trông chừng
Trông bể bể rộng, trông rừng rừng xanh
Ra về muôn nhớ ngàn thương
Thắp đèn chẳng cháy, nước mắt vương đầm đìa
Đèn thương ai đèn lại tắt đi
Nước mắt thương ai, nước mắt từ bi nước mắt sầu
Anh về kẻo vợ anh mong
Vợ anh như nước tràn đồng khó ngăn
Anh về rẫy vợ anh ra
Con anh thơ dại thì đà có tôi
Anh đà rẫy vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc trời với anh
Anh về rẫy vợ anh ra
Công nợ em trả, mẹ già em nuôi
Bây giờ anh rẫy vợ rồi
Công nợ anh trả, anh nuôi mẹ già
Anh về rẫy vợ anh ra
Con anh thơ dại thì đà có tôi
Anh đà rẫy vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc đời nhà anh
Vợ anh như thể cột nhà
Anh còn tình phụ nữa là thân tôi
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
Ở trên còn có nhà thông,
Lượng trên trong xuống biết lòng có thương?
(Truyện Kiều)