Chàng đừng chê thiếp vụng về
Có tiền thiếp cũng biết thuê mượn người
Tìm kiếm "be bờ"
-
-
Đói bụng chồng, đau lòng vợ
Đói bụng chồng, đau lòng vợ
-
Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng
Thuyền mạnh về lái
Gái mạnh về chồng -
Làm chị phải lành, làm anh phải khó
Làm chị phải lành
Làm anh phải khó -
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Dị bản
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
-
Anh em xem mặt cho vay
Anh em xem mặt cho vay
-
Vợ chồng ăn miếng trầu cay
Dị bản
Bạn quen ăn miếng trầu tay
Cũng bằng khách lạ trầu khay xà cừ
-
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Những thương cùng nhớ bao giờ cho nguôi -
Dựng nhà đầu nước đầu non
-
Dạy con từ thuở tiểu sinh
-
Dặn con con có nghe cho
-
Cha mẹ sinh dưỡng ra con
Cha mẹ sinh dưỡng ra con
Cũng như trời đất nước non không cùng
Vẫn là một khí huyết chung
Chia riêng mày mặt trong lòng sinh ra
Bào thai chín tháng mang ta
Kiêng khem bệnh tật ai hòa chịu chung -
Con cóc là con cóc đen
-
Con gái mà lấy chồng quan
Dị bản
-
Anh em cốt nhục đồng bào
-
Anh em cốt nhục đồng bào
-
Đôi bên bác mẹ cùng già
-
Công nợ chẳng quản là bao
Công nợ chẳng quản là bao
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong
Lo chi cho nhạt má hồng
Cho héo con mắt mà lòng anh đau -
Chẳng ai xấu bằng anh chồng tôi
-
Sống gửi thịt, chết gửi xương
Sống gửi thịt, chết gửi xương
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tiểu sinh
- Lúc còn nhỏ (từ Hán Việt)
-
- Cách vật trí tri
- Cách vật: thấu lẽ mọi sự vật. Trí tri: biết cho đến cùng cực.
-
- Chợ Đầm
- Tên chợ trung tâm của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố này. Chợ có tên như vậy vì nằm trên một cái đầm cũ.
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Cốt nhục
- Xương (cốt) thịt (nhục). Người xưa quan niệm anh chị em, mẹ con, cha con là cùng chung xương thịt, nên tình anh (chị) em, mẹ con, cha con... được gọi là tình cốt nhục.
-
- Đồng bào
- Cùng chung (đồng) bào thai, nghĩa hẹp dùng để chỉ anh em ruột vì cùng một mẹ sinh ra, nghĩa rộng chỉ người trong cùng một nước vì cùng một tổ tiên.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.