Ví dầu ví dẩu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu ăn cướp bắt trâu,
Cướp bắt trâu đành rầu đành chịu,
Trộm hái bầu vừa níu vừa la
Tìm kiếm "bể Bắc bể đông"
-
-
Kính cha tấm lụa tấm là, trọng cha tấm quà tấm bánh
Kính cha tấm lụa tấm là
Trọng cha tấm quà tấm bánh -
Sạch con thì lắm người bồng
Sạch con thì lắm người bồng
Xinh chồng thì lắm người thương
Tin chàng lòng dạ như gương
Không quên nghĩa thiếp, người thương mặc người -
Sóng xao mình vịt ướt lông
Sóng xao mình vịt ướt lông
Rùa kêu đá nổi thiếp không bỏ chàng -
Nhất ngon là mía Lan Điền (Cái hời cái ả)
Video
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vì sao mà vú em sưng
Vì sao mà vú em sưng
Mà bụng em ĩnh, mà lưng anh gù
– Chỉ vì tại bố thằng cu
Đêm đêm nó chọc vào mu con rùa -
Ai chèo ghe bí qua sông
-
Trăm khe đổ xuống ngọn nguồn
Trăm khe đổ xuống ngọn nguồn
Gái ngoan chồng dỗ tê buồn cũng nghe
Trăm khe đổ xuống một khe
Vì chàng năn nỉ thiếp nghe lời chàng -
Đèn lồng khi xách khi treo
Đèn lồng khi xách khi treo
Vợ chồng khi thảm khi nghèo có nhau -
Ở sao như lụa đừng phai
-
Mười hai cửa biển chàng ơi
-
Cúng bái quanh năm không bằng rằm tháng Bảy
-
Chiều chiều ra đứng ngõ xuôi
Chiều chiều ra đứng ngõ xuôi,
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương -
Không bằng lòng thì cứ nói ra
Không bằng lòng thì cứ nói ra
Đừng háy, đừng nguýt mà nhà nó bay -
Sui gia là bà con tiên
Sui gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con quỷDị bản
Thông gia là bà con tiên
Ăn ở không hiền là bà con chó
-
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
-
Cá trê nướng, nước mắm gừng
-
Canh ba trống điểm trên lầu
-
Con khôn cha mẹ nào răn
-
Dứt tình chồng vợ lôi thôi
Chú thích
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Lan Điền
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lan Điền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Vu Lan
- Tên đầy đủ là Vu Lan Bồn, lễ hội báo hiếu của Phật giáo được tổ chức ở một số nước Á Đông vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Những người tham gia lễ hội Vu Lan ở Việt Nam, người nào còn mẹ được cài trên ngực một bông hồng vàng, người không còn mẹ cài một bông hồng trắng. Xem thêm bài Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."