Ba tháng biết lẫy,
Bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò biết đi
Tìm kiếm "Bà còng"
-
-
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.Dị bản
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay: khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tuân giáo hóa
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu.
-
Ba năm tang khó mãn rồi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bà ba đi chợ đường quai
Bà ba đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng lồn
Bà ba đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông lồn bán trăm -
Bà già đi lượm mù u
-
Ba tháng mười ngày hết tuần chay gái đẻ
-
Ba chân bốn cẳng
Ba chân bốn cẳng
-
Ba nơi đi nói chẳng màng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba năm du kích cận kề
Ba năm du kích cận kề
Không bằng lính chiến hắn về một đêm -
Ba xa kéo chỉ trên chòi
-
Ba người bốn lưỡi mười chân
-
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Mà chịu nơi cơm hẩm, nồi đất, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận, thì thế gian khỏi chê cườiDị bản
-
Bà già ơi hỡi bà già
-
Ba đồng một mớ đàn ông
-
Ba năm tượng rách còn thờ
-
Ba phen trầu hổi cả ba
-
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Cúng cam cúng quýt cúng xoài cúng dưa -
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai.
-
Ba đồng một mớ rau ngò
-
Ba ông thợ da bằng ông Gia Cát
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căn phần
- Căn duyên, số kiếp (từ Hán Việt).
-
- Bất tuân giáo hóa
- Không nghe lời dạy bảo.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Ống ngoáy
- Dụng cụ đựng trầu của những người đã rụng hết răng. Ống ngoáy có thể là một khối gỗ vuông bằng lòng bàn tay có khoét một lỗ tròn trũng sâu ở giữa, khi người hết trầu người ta dùng để đập cau tàn dung (cau già, cứng, thường được làm giống); hoặc được làm bằng ống thau to bằng ngón chân cái. Khi muốn ăn trầu, người ta bỏ miếng trầu đã têm vôi kèm miếng cau dày vào ống, lấy cây chìa ngoáy giằm nát rồi lùa vào miệng nhai.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Xa
- Đồ dùng để kéo sợi dệt vải.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Thất cơ lỡ vận
- Lâm vào cảnh rủi ro, bị mất mát, thua thiệt lớn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Bục
- Đồ đựng thóc lúa đan bằng tre hoặc quây bằng tôn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hổi
- Khô, héo. Còn có nghĩa là hư, hỏng, thất bại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.