Tìm kiếm "võng diềm"
-
-
Khỏi vòng cong đuôi
-
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Vừa bằng cái trống tầm vông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn lá vông, buồi tông cán
-
Chồng em, anh đã biết chưa?
– Chồng em, anh đã biết chưa?
Tay cầm thẻ bạc, ngồi đưa võng điều
– Chồng em, anh đã biết rồi
Rỗ chằng rỗ chịt chuyên ngồi góc mươnDị bản
-
Người sao kiệu bạc, ngai vàng
Người sao kiệu bạc ngai vàng
Người sao cuối chợ đầu làng kêu ca
Người sao đệm thắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la suốt ngày
Người sao chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng
Người sao võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người sao năm thiếp bảy thê
Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu
Người sao kẻ quạt người hầu
Người sao nắng dãi mưa dầu long đong
Trời ơi! Trời ở bất công!Dị bản
Người thì kiệu bạc đai vàng
Người sao đầu chợ cuối đàng kêu ca
Người thì đệm gắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la tối ngày
Người thì chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi khố dây bẽ bàng
Người thì võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người thì ăn mặc phủ phê
Người sao đói rách, ê chề tấm thân.
-
Trăng rằm, mười sáu trăng lu
-
Nghìn muôn chớ lấy học trò
Nghìn muôn chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
– Dài lưng rồi có võng đào,
Tốn vải rồi có áo bào vua cho.
Hay ăn đã có của kho,
Tội gì mà chẳng ăn no lại nằm? -
Học trò đèn sách hôm mai
-
Vè rượu
Vốn thuốc điên ai kêu là rượu
Hồi khi tề tựu lại có lễ nghi
Gặp rượu li bì hổng kiêng lớn nhỏ
Ỷ mình có võ muốn nói cho hung
Nói chuyện thật lung,
Tới củ chì, roi sắt
Thằng út Hoạt nó bắt
Đóng một trăm đồng
Ăn uống no lòng
Hại con cùng vợ … -
Chữ rằng “Bằng hữu chi giao”
-
Thân em như thể xuyến vàng
-
Trai làng có thiếu gì đâu
-
Làm thơ mà dán cây đa
-
Trồng trầu tưới nước cho vông
-
Con công nó đỗ cây vông
-
Trăng thanh chờ đợi, trăng lu
-
Cha già là Phật Thích ca
-
Lòi trĩ mới rịt lá vông
Dị bản
Bần cùng bất đắc dĩ, có lòi trĩ mới phải rịt lá vông
Chú thích
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Khỏi vòng cong đuôi
- Vô ơn, bội bạc, vừa thoát nạn là quên ngay người đã cứu giúp mình (như con vật vừa thoát khỏi vòng xích đã cong đuôi chạy mất).
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Tông cán
- Cán của con dao tông, một loại dao to và dài chuyên dùng để pha (chẻ) lạt nứa.
-
- Lồn lá vông, buồi tông cán
- Sự tương xứng về kích cỡ (lớn) của bộ phận sinh dục nam và nữ.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Mươn
- Bàn nhỏ đóng bằng tre, dùng để dọn thức ăn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Núi Vọng Phu
- Một ngọn núi thuộc huyện Vũ Xương thời Lê, đến thời Nguyễn đổi thành Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tên gọi này bắt nguồn từ sự tích Hòn Vọng Phu.
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Bằng hữu chi giao
- Tình nghĩa bạn bè. Theo Trung Dung (một trong Tứ thư): Quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, côn đệ dã, bằng hữu chi giao dã; ngũ dã thiên hạ chi đạt đạo dã (Đạo vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè giao thiệp; đó là năm đường lối thành tựu của con người).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Vỏng vảnh
- Như đỏng đảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Thích Ca
- Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Xá tội vong nhân
- Xá tội: tha tội, vong nhân: người chết. Thời xưa quan niệm khi người ta chết, ai có tội sẽ bị giam dưới âm phủ, đến rằm tháng bảy (âm lịch) thì được Diêm Vương tha cho về dương thế một ngày. Do vậy cứ đến ngày này mỗi năm, người trần lại cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng, quần áo... cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu.