Tìm kiếm "sau Tua Rua"
-
-
Chỉ vì một chiếc thuyền mây
-
Dâu kia hết lá vì tằm
Dâu kia hết lá vì tằm
Nỗi sầu biết gỡ mấy năm cho rồi. -
Lá này gọi lá xoan đào
Lá này gọi lá xoan đào
Tương tư gọi nó thế nào hở em? -
Ngó lên trời, mưa sa lác đác
-
Chớ lo rằng muộn công danh
Chớ lo rằng muộn công danh
Khoa này chẳng đỗ để dành khoa sau. -
Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu
Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông
Thấy người nam, bắc, tây, đông
Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng -
Bậu đừng sầu não làm chi
-
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư
-
Ba tàn ba héo vì cây
-
Sầu tương tư, hư nhan sắc
Sầu tương tư, hư nhan sắc
-
Chiều chiều ông Ngữ thả câu
-
Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
-
Hùm tha rắn cắn
Dị bản
Hùm tha sấu bắt
-
Lưỡi câu anh uốn đã vừa
-
Chào mào mà nuôi cà cưỡng
-
Cặp chân Sáu Nhỏ cặp chỏ Chà Và
Dị bản
Cặp chân Sáu Nhỏ, cùi chỏ Chà Và Hương
-
Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Vui chung với bạn sầu riêng một mình -
Đói rụng râu, sầu rụng tóc
Đói rụng râu
Sầu rụng tóc -
Ve kêu réo rắt đầu truông
Chú thích
-
- Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
- Chỉ những người răng hô (vẩu).
-
- Bể ái
- Biển tình. Chỉ tình yêu thương chứa chan như biển.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Ba
- Tiếng đọc chữ "hoa" dưới triều Nguyễn, để kiêng húy bà Hồ Thị Hoa, vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Thiệu Trị).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Sinh nghiệp phèn chua
- Đất bị nhiễm phèn. Trong nông nghiệp, đất nhiễm phèn (đất có độ pH thấp) là loại đất nghèo, không tốt đối với cây trồng.
-
- Hổ mây
- Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...
-
- Hổ
- Còn gọi là cọp, hùm, dân gian còn gọi là ông ba mươi hay chúa sơn lâm, một loài động vật có vú, ăn thịt sống, có tuổi thọ khoảng 20 năm. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, kém leo trèo nhưng đa số bơi lội giỏi, hay đi săn đơn lẻ. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v., ngoài ra chúng cũng săn bắt và ăn thịt các loại mồi to hay nhỏ hơn nếu cần. Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày.
Loài hổ thường thấy ở Việt Nam là hổ Đông Dương. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Chào mào
- Cũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Cặp chân Sáu Nhỏ, cặp chỏ Chà Và
- Giới võ đài và giang hồ miền nam trước 1975 có võ sĩ Sáu Nhỏ (tên thật Trần Văn Trọng) nổi tiếng cặp chân cứng đá cong sắt, còn Chà Và Hương (Ngô Văn Hương) lừng danh đòn chỏ lật.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).