Tìm kiếm "Quy phong"
-
-
Tưởng là chùa rách Phật vàng
Tưởng là chùa rách Phật vàng
Hay đâu chùa rách chứa đàn quỷ ma -
Cửa quyền bướm liệng lăng xăng
Dị bản
Cửa quyền con bướm lăng xăng
Biểu đừng rộn rực mà trăng xa đèn
-
Thích chí hơn phú quý
Thích chí hơn phú quý
-
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Chiềng anh dậy học còn nằm làm chi
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh
Bõ công cha mẹ sắm sanh
Tiền lưng gạo bị cho anh về trường
Nghi vệ đóng hai bên đường
Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau
Kẻ chiêng người trống đua nhau
Tiếng khoan tiếng nhịp tiếng mau rộn ràng
Rước vinh quy về nhà bái tổ
Ngả trâu bò làm lễ tế thần
Để cho bảy huyện nhân dân
No say được đội hoàng ân từ rày -
Quý hồ nàng có lòng yêu
-
Bước ra cho khỏi sân lầu
Bước ra cho khỏi sân lầu
Không ham phú quý không cầu giàu sang -
Chữ rằng: phú quý tại thiên
-
Trời cao đất rộng thênh thênh
Trời cao đất rộng thênh thênh
Công danh phú quý còn dành cho ta
Có công mài sắt, diệt tà
Gặp thời lộc sẽ vào ra dồi dào
Công của cũng chẳng là bao
Ra tay tháo vát, thế nào cũng nên -
Làng Vạc ăn cỗ ông Nghè
-
Phủ Quỳ đi có về không
-
Xưa kia ngọc ở tay ta
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người
Hỡi người được ngọc đừng cười
Ngọc nơi tay người trước ở tay taDị bản
Xưa kia ngọc ở tay ta
Vì ta thiếu đức, ngọc qua tay ngườiTrước kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng ngọc sa tay người
Ai ơi được ngọc chớ cười
Tôi cầm chẳng mát mượn người cầm cho
-
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ta đây được ngọc rụng rời tay chân -
Đôi ta như chim từ quy
-
Ai về Bình Định Quy Nhơn
-
Ai ơi hưởng lấy kẻo chầy
-
Trách ai tham phú phụ bần
Dị bản
-
Đường kẻ Khoai vừa thanh vừa mát
-
Đồn rằng kẻ Trọng lắm cau
-
Chim quyên hút mật bông quỳ
Dị bản
Chim quyên hút mật bông quỳ
Ba năm đợi được huống gì một năm
Chú thích
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Tứ quý
- Còn gọi tứ thời, tứ thì, tứ hữu, bộ trang trí biểu tượng cho bốn mùa trong năm, thường là các cây đào, mai, lan, sen, cúc, trúc, tùng. Tứ quý thường được thể hiện dưới dạng tranh bộ bốn bức gọi là tứ bình, hay các bộ đồ bốn chiếc, bộ cây cảnh bốn cây hay đơn giản chỉ là bốn bức mành trang trí hoa-điểu đại diện cho bốn mùa. Tứ quý thường được trang trí trong các gia đình giàu có. Đối với tầng lớp bình dân, tứ quý thường là bộ tranh tứ bình bằng giấy dó hay giấy bản.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chiềng
- Trình, trình bày (từ cổ).
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Nghi vệ
- Nghi phục và thị vệ theo hầu quan hay vua.
-
- Vinh quy
- Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
-
- Ngả
- Giết thịt (ngả trâu, ngả lợn...).
-
- Hoàng ân
- Ơn vua (từ Hán Việt)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Phú quý tại thiên
- Giàu sang là nhờ trời.
-
- Cổ Đô
- Một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vận Quy
- Cũng gọi là làng Vận, một làng nay thuộc xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Trà Đông
- Cũng gọi là Chè Đông, tên Nôm là kẻ Chè, xa xưa gọi là kẻ Rỵ, một làng nay thuộc địa phận xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Làng có nghề đúc đồng truyền thống (nên cũng gọi là làng Trà Đúc), đồng thời là quê hương của những danh nhân nổi tiếng như Trấn Quốc Công, Bộc Xạ Tướng Công Lê Lương, nhà sử học Lê Văn Hưu...
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Phủ Quỳ
- Một địa danh cũ ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chủ yếu gồm hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Đây là vùng đất đỏ bazan rất thích hợp trồng các loại cây cao su, tiêu, điều, đặc biệt cà phê đã được thực dân Pháp trồng ở đây từ đầu thế kỉ 20. Nơi đây còn nổi tiếng với giống cam Vinh Phủ Quỳ quả tròn đều, mọng nước.
-
- Chểnh mảng
- Không để tâm thường xuyên đến công việc của mình.
-
- Từ quy
- Tên một loại chim rừng, cũng gọi là chim tử quy. Trong dân gian có câu chuyện về hai người yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản. Cô gái tự vẫn, chàng trai về ôm xác người yêu khóc mà chết. Xác hai người hóa thành đôi chim từ quy, đêm đêm gọi nhau.
-
- Nỏ chộ
- Không thấy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Túi
- Tối (khẩu ngữ).
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Quy Nhơn
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định. Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng, từ cách đây hơn 400 năm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ 11. Tại Quy Nhơn có các danh thắng như Tháp Đôi, Gành Ráng, biển Quy Hòa... cùng các đặc sản như bún chả cá, nem chua...
-
- Tây Sơn
- Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Tham phú phụ bần
- Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạc Đô
- Tên nôm là làng Khoai, một làng thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nằm bên bờ sông Chu.
-
- Nguyệt Lãng
- Cũng gọi là làng Lãng, một làng nay thuộc địa phận xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Hoằng Quỳ
- Tên nôm là làng Trọng hoặc kẻ Trọng, nay là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Cát Mao
- Tên nôm là kẻ Cát, một làng nay thuộc xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Kẻ Mau
- Một làng nay thuộc xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Quỳ
- Một loại sen, cũng gọi là sen quỳ. Nhìn theo vẻ ngoài thì sen và quỳ rất giống nhau, nhưng hoa quỳ có màu đậm hơn. Lá và gai quỳ có độc tính hơn sen, gây ngứa ngáy. Búp sen cũng có dạng bầu chứ không nhọn như búp quỳ.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)