Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Dị bản
Bên dưới có sông, bên trong có chợ,
Hai đứa mình kết chồng vợ nghe hôn!
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen
Bên dưới có sông, bên trong có chợ,
Hai đứa mình kết chồng vợ nghe hôn!
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
Có phúc đẻ con biết lội,
Có tội đẻ con hay trèo
Ống tre khô người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn bận
Bậu lỡ thời như rận cắn đêm
Rận cắn đêm người ta còn bắt
Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên …
Anh cu Lương
Trèo qua tường
Đánh vỡ bát
Bị mẹ tát
Khóc hi hi
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
Ba bà dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.