Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng
Tràm xanh củi lụt, anh hùng thiếu chi?
Tìm kiếm "từ lúc"
-
-
Anh quen em từ thuở đón bò
Anh quen em từ thuở đón bò
Bẻ cây, góp lá tại gò bên sông
Ngày nay em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng mừng em -
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời
Mần quan ra rồi
Vượt lòng không cạn
Tây sang buôn bán
Viện lấy giữ nhà
Ai biết sự là
Tây sang cướp nước
Khi mới sang, đánh được
Răng không đánh đi cho … -
Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết
-
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
-
Thế gian sinh tử sự thường
-
Tiếng đồn nữ tú nam thanh
-
Anh đi ghe từ Vĩnh Long đi Vĩnh Mỹ
-
Một cột mà chốt tứ bề
-
Có bệnh thì vái tứ phương
Có bệnh thì vái tứ phương
Không bệnh chẳng mất nén hương, giấy vàng -
Cây cao bóng ngả tứ phương
Cây cao bóng ngả tứ phương
Chiều người lấy việc, có thương chi người -
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Ai cho em uống thuốc bùa em mê -
Không ai nắm tay từ sáng đến tối
Không ai nắm tay từ sáng đến tối
-
Nhà không chủ như tủ không khóa
Nhà không chủ như tủ không khóa
-
Bậu coi con sư tử ngồi giữ cái lư đồng
-
Bốn chân đạp đất từ bi
-
Mẹ già chặt đũa từ em
-
Dù ai có đẹp tứ bề
Dù ai có đẹp tứ bề
Trèo lên cái dốc cũng xề đít ra -
Sông sâu sóng bủa tứ bề
-
Cây cao bóng ngả tứ bề
Cây cao bóng ngả tứ bề,
Tiếng tăm anh chịu, em về tay ai
Chú thích
-
- Thị tứ
- Khu vực có dân cư đông đúc, các ngành buôn bán phát triển. Từ này đôi khi cũng được dùng như tính từ.
-
- Kinh Cùng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Củi lụt
- Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Vĩnh Long
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.
-
- Vĩnh Mỹ
- Tên một làng nay là xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
-
- Vĩnh Bình
- Địa danh nay thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Cựu ngãi
- Người tình cũ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).