Nào khi gánh nặng anh chờ
Qua cầu anh đợi bây giờ em quên
Kiếp này đã lỡ làng duyên
Kiếp sau xin đợi cửu tuyền gặp nhau
Tìm kiếm "sau Tua Rua"
-
-
Phải duyên em nhất định theo
-
Nói đãi buôi cho xuôi lòng bạn
Dị bản
Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Con sông giang hà chỗ cạn chỗ sâuNói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Thiếu chi người bạc vạn tiền mua
-
Thấy em bận áo bà ba trắng
-
Thương anh, đâu quản hiểm nghèo,
-
Một vui, hai sướng, ba mừng
Một vui, hai sướng, ba mừng
Còn sầu một nỗi chưa hun được nàng -
Đôi ta như chim từ quy
-
Ngồi buồn chẳng biết trách ai
-
Làm người mà được khôn ngoan
-
Con cá lóc nằm trong bụi lách
-
Má hồng, môi đỏ, tóc tơ
Má hồng, môi đỏ, tóc tơ
Tình sâu nghĩa đậm, khiến ngơ ngẩn lòng -
Rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Năm người mười chân
Chân gầy chân béo
Chân nào khéo léo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi. -
Cái bống là cái bống bang
-
Sông dài cá lội biệt tăm
Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.
Sông sâu cá lội vào bờ
Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi. -
Con vỏi, con voi
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi
Đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi, con voi… -
Non non, nước nước khơi chừng
-
Chiều chiều vịt lội ao sen
Chiều chiều vịt lội ao sen
Tình cờ tôi gặp người quen tôi chào
Chào cô trước mũi tiên phuông
Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền
Hỏi thăm cô bác xóm giềng
Người nào là vợ Vân Tiên
Nói cho tôi biết chào liền chị dâu
Người nào người nghĩa tôi đâu
Nói cho tôi biết kết câu ân tìnhDị bản
Chiều chiều vịt lội ao sen
Tình cờ tôi gặp người quen tôi chào
Chào cô trước mũi tiên phuông
Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền
Chào rồi tôi chụp hỏi liền
Hỏi thăm phụ mẫu bình yên thế nào
Hiu hiu gió thổi vườn đào
Cô nào có nghĩa tôi chào làm quen.Ngập ngừng vịt lội ao sen
Bữa nay gặp lại người quen tôi mừng
-
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
Vào thưa, ra gửi mới nên con người. -
Khi xưa em đỏ hồng hồng
-
Con chim chiền chiện
Chú thích
-
- Chín suối
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."
Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
(Truyện Kiều)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồng Miêu
- Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.
-
- Đãi bôi
- (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Từ quy
- Tên một loại chim rừng, cũng gọi là chim tử quy. Trong dân gian có câu chuyện về hai người yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản. Cô gái tự vẫn, chàng trai về ôm xác người yêu khóc mà chết. Xác hai người hóa thành đôi chim từ quy, đêm đêm gọi nhau.
-
- Nỏ chộ
- Không thấy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Túi
- Tối (khẩu ngữ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Nghệ
- Nghề (từ Hán Việt).
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Tiên phuông
- Tiên phong, đi đầu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chữ điền
- Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.