– Tiếng đồn rằng bậu hò hay
Ta xin đố bậu cối xay mấy niền?
– Cối xay mười sáu cái niền
Xin hỏi lại bậu thuyền quyên mấy chèo?
– Thuyền quyên mười tám cái chèo
Ta xin đố bậu con mèo mấy lông?
– Bậu đố chi đố ngặt đố nghèo
Đố chi không đố, lại đố con mèo mấy lông
Bậu về tát cạn biển Đông
Thì ta sẽ đếm hết lông con mèo
Tìm kiếm "sau Tua Rua"
-
-
Ai ơi muốn hưởng lộc trời
Ai ơi muốn hưởng lộc trời,
Trước thờ cha mẹ, sau thời vợ con -
Có ai mặt đẹp như hoa
-
Chẳng ưa dưa khú bầu già
-
Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Tay cầm một nắm bo bo
-
Thằng Bờm có cái quạt mo
-
Qua cầu ngả nón trông cầu
-
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Chăn đơn gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. -
Tin nhau buôn bán cùng nhau
-
Con cóc ở góa đã lâu
Con cóc ở góa đã lâu
Chàng hiu đến nói, lắc đầu không ưng
Nhái bầu đâu ở sau lưng
Nó kêu cái ẹo, khuyên ưng cho rồiDị bản
-
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi -
Đôi ta quấn quýt tơ vương
-
Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng
Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng
Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu
Nào em đã có chồng đâu
Mà chàng đón trước rào sau làm gì -
Rượu kim lan ve vàng chước tửu
-
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng cònDị bản
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
-
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu,
Khi vui nó đậu, khi sầu nó bay.
Tình thâm mong trả nghĩa dày,
Non kia có chắc cội này cho chăng?
Ngày xưa tôi dạy người rằng:
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi tôi.
Đã đành có chốn thì thôi,
Đèo bòng chi mãi, tội trời ai mang?
Nghe lời người nói tâm can,
Tình càng thảm thiết, dạ càng ngẩn ngơ.
Công tôi đi đợi về chờ,
Sao người ăn nói lững lờ như không. -
Ai có muốn lau chen với đậu
-
Ra khoang, em bước qua cầu
Ra khoang, em bước qua cầu
Bến vui em đến, bến sầu em xa -
Hỡi cô áo trắng lòa lòa
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Trào
- Triều (từ cũ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Pha phôi
- Lẫn lộn, điên đảo.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Bài dân ca Lý con cóc có được phổ từ bài ca dao này.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kim lan
- Bạn bè tâm đầu ý hợp, do lấy từ hai chữ của một câu trong Kinh Dịch: Nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim, đồng tâm chi ngôn kỳ xú như lan (hai người đồng tâm với nhau lợi có thể chặt đứt được vàng, lời nói đồng tâm thì mùi thơm như hoa lan). Rượu kim lan là rượu hai người bạn tri kỉ mời nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Chước tưởu
- Rót rượu mời (chữ Hán).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
-
- Xem chú thích Tri âm.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Luống chịu
- Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Bì
- Da (từ Hán Việt).
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Chợ Phúc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phúc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.