Hoa thơm mất nhụy đi rồi,
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao.
Tìm kiếm "trưởng"
-
-
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan
-
Ngồi buồn đem khảy cái đờn
-
Chữ tình càng tưởng càng thâm
-
Bước đi ba bước lại ngừng
Bước đi ba bước lại ngừng
Đôi ta ở vậy cầm chừng đợi nhau
Thương mình nên ốm nên đau
Thuốc uống không mạnh biết làm sao ở đời -
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Tuổi em còn nhỏ chưa từng nhớ thương -
Anh đi biệt tích phương xa
-
Anh thương em, thương dại thương dột
-
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Em ở nơi nào em nói anh nghe -
Cu kêu ba tiếng cu kêu
-
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Tà tà bóng ngả trăng nghiêng
Tà tà bóng ngả trăng nghiêng
Trăm vui về bạn, ngàn phiền về taDị bản
Tà tà bóng ngả trăng nghiêng
Bao nhiêu vui về bạn, bấy nhiêu phiền về ta
-
Ngó lên ngó xuống thì vui
Dị bản
Ngó đây ngó đó thì vui
Ngó về quê mẹ, bùi ngùi nhớ thươngNgó đây ngó đó thì vui
Ngó về xóm cũ ngùi ngùi nhớ em
-
Em thấy anh tương tư bệnh chắc
Em thấy anh tương tư bệnh chắc,
em rước ông thầy thuốc Bắc,
em sắc hai chục chén còn lại một phân,
bỏ thêm một lát gừng sống,
một đống gừng lùi,
một nùi chuối hột,
một hộp đương quy,
một ky trái táo,
năm sáu chục trái cà na,
thần sa một lượng,
khoai sượng một chục,
măng cụt một trăm,
rau răm một đám,
cám một bao,
con gái lao rao mười hai đứa,
sứa lửa vài trăm,
lại thêm huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm.
Uống ba thang mà anh không mạnh,
thì em đào hầm chôn luôn! -
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Lại còn đem đổ nước gừng cho cay -
Thần linh cũng kinh đứa Ngô
-
Lờ đờ như người say rượu
Lờ đờ như người say rượu
Mắt đỏ hoe, phải liệu mà chơi -
Dứt tình cho bạn bán buôn
Chú thích
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Tà
- Chếch hẳn về một phía (nói về mặt trời hay mặt trăng) khi ngày hoặc đêm đã quá muộn, đã sắp hết.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Lợt
- Lạt, nhạt.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Biệt tích
- Hoàn toàn không có tin tức hay dấu vết gì.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thượng lộ
- Lên đường (chữ Hán). Thường đi chung với bình an thành thượng lộ bình an.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bùi ngùi
- Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Lùi
- Nướng bằng cách ủ (khoai, mía, bắp...) vào tro nóng cho chín.
-
- Chuối hột
- Một loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á, quả có nhiều hạt, là một trong những tổ tiên của các loại chuối hiện đại. Ở ta, chuối hột non (chuối chát) được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, ngoài ra chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.
-
- Ki
- Một loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Chu sa
- Thể bột được gọi là chu sa, thể cục gọi là thần sa, một loại khoáng thạch có màu đỏ (chu sa có nghĩa là cát đỏ) được dùng trong Đông y, có tác dụng an thần.
-
- Măng cụt
- Một loại cây nhiệt đới cho quả khi chín có màu tím đậm, vỏ dày, ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt rất thơm ngon, ngày xưa còn được dùng để tiến vua. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Thái-Khmer mangkut.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Sứa lửa
- Một loại sứa có màu hồng nhạt, trong xúc tu có nhiều tế bào gai chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho người nếu chạm phải.
-
- Huỳnh liên
- Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Thang thuốc
- Một gói gồm các vị thuốc có một tác dụng chung nào đó (trị bệnh, bồi bổ cơ thể...). Một thang thuốc thường chia sắc uống làm hai lần hoặc ba lần, tùy đơn kê của thầy thuốc.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Tuông
- Đụng chạm (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngầy ngà
- Rầy rà, phiền nhiễu.